Có những câu nói mặc dù nó có những ngôn từ thô tục nhưng nội dung của nó lại vô cùng sâu sắc. Nếu mọi người hiểu và làm được những điều phù hợp với những hành vi này thì sẽ không bị tổn hại đến nhân gian đại sự. Nếu mọi người tuân theo điều này sẽ có thể khiến cho mỗi chúng ta đều có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trên đời này tâm của kẻ Đạo nhân không phải là không có lợi ích, nên xin đừng nghi ngờ hay hiềm khích những lời nói của họ mà cho đó là những lời nói của cao nho triết sĩ. Kính xin Đạo hữu chúng ta hãy hải hàm lượng giải để có thể thấu hiểu nhau. Hôm nay tôi xin nói về luận thuật tam duyên tứ chính. Là duyên là chính hãy cùng nhau tìm hiểu nhé chư vị Đạo hữu.
1.Thiên nhân hợp nhất pháp.
Nếu người trên nhân thế hiểu được tam duyên tứ chính thì trong cuộc sống trong công việc cũng như hành động họ sẽ sống phù hợp với tư cách đạo đức và họ sẽ có các ứng xử sao cho đúng với phong cách cao quý mà không làm mất đi giá trị cuộc sống đáng quý trên cõi đời này.
Tam duyên là gì?
Tức là trên kết thiên duyên, giữa kết nhân duyên, dưới kết địa duyên gọi là tam duyên.
Thế nào gọi là trên kết thiên duyên?
Âm phủ kinh nói: “Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tẫn hĩ”
Tức là hãy bắt chước trời mà hành sự thì muôn việc đều hay.
Đạo trời vô vi chí trung chí hòa, vô thành vô xú, không tiếng không hơi nên chấp thiên chi hành là chủ tể tại ngã. Có nghĩa là, nếu ta nhìn vào cái lý của Đại Đạo trên trời, ta có thể căn cứ theo trời mà làm, có thể hiểu được cái thiên tâm của trời mà từ đó hành động theo trời, để giúp trời trị lý thế giới và hòa cùng một thể với tinh thần của trời, từ đó con người trở nên hoàn hảo mà đạt đến độ cực thiện cực mĩ.
Con người có thể sáng tạo ra thế giới, con người cũng có thể cải tạo, thay đổi thế giới. Tất cả các bậc chư thánh tiên hiền, các vị hiền triết từ xưa đến nay hay các vị đắc đạo tiên tổ từ trước tới nay, hay chư thần chúng thánh, đại la kim tiên họ đều mưu cầu hành phúc cho nhân dân và chỉ bằng cách họ hoàn thiện những việc làm vĩ đại cho tất cả chúng sinh trên thế giới mà không coi đó là một điều hiển nhiên. Từ đó họ có thể thăng tiên đắc Đạo. Cho nên chúng ta nên làm nhiều việc,nhất là những việc nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, hành động rộng rãi, tích nhiều âm đức, lấy thiên lý lương tâm, thiên lương mĩ đức mà xử thế đối nhân, lấy việc đó làm việc cho nhân dân và lấy việc đó để tạo phúc cho chúng sinh.
Trong tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ cũng từng nói tới quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Bác nói: “Tất cả mọi người sinh ra bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bác cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn tự do bình đẳng về quyền lợi”.
Vì vậy, chúng ta cần hợp nhất giữa tinh thần của tất cả chư thần chúng thánh, của thiên thượng, bằng cách này mới có thể kết nối được nhân duyên với trời, ta gọi sự kết nối này là kết thiên duyên.
Thế nào là kết nhân duyên?
Kết nhân duyên chính là phải kết duyên với đông đảo quần chúng nhân dân kể cả kết duyên với bạn bè bằng hữu quốc tế.
Đức Lão Tử trong Đạo Đức Kinh có nói: “Thiện giả ngô thiện chi, bất thiện giả ngô diệc thiện chi, đắc thiện hĩ”. Tức là với kẻ lành dữ đều tốt, thế là tốt rất mực.
Nghĩa là một người tốt lấy sự lương thiện, nhân hậu, trung thành lam quan trọng, ta cùng với người ấy làm việc thiện đạo, làm việc công đức công ích. Nếu lỡ gặp kẻ xấu vô đạo, vô đức thì sao? Ta cũng phải lấy cái thiện đạo mà đối đãi với hắn để cảm hóa hắn, đây chính là cái nội tâm của trái tim chúng ta. Đây chính là chí thiện, chí đức, cũng chính là chấp thiên chi hành, cho nên gọi việc này là việc làm đức thiện.
Trong Đạo Đức Kinh cũng nói: “Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân, cố vô khí nhân, thường thiện cứu vật, cố vô khí vật”. Tức là thánh nhân thường khéo cứu người nên không ai bị bỏ, thánh nhân thường khéo cứu vật nên không có vật nào bị bỏ thế gọi là sáng gấp đôi.
Điều này nói cho chúng ta biết rằng từ khi trời sinh ra muôn loài muôn vật, không có lý do gì mà bỏ rơi muôn loài muôn vật. Ở gần thánh nhân thường nghe thấy điều thiện, cho nên gọi đó là kết nhân duyên.
Thế nào gọi là kết địa duyên?
Vạn vật sinh trưởng trên mặt đất, bất luận là động vật hay thực vật đều được nâng niu trân trọng, đều do đại tự nhiên sinh thành tạo hóa. Nếu hoa hương điểu ngữ, lâm tiềm vũ tường, tự nhiên cảnh vật, đại khối văn chương,… đều cần phải được yêu thương và đừng tổn thương chúng một cách vô cớ. Con người là linh khí của vạn vật, biết sinh mệnh là quý giá, vì vậy khi đối đãi với tất cả vạn vật đều phải lấy sự tôn trọng bản thân người và vật, luôn có tấm lòng hiếu sinh, ố sát, nếu không liên quan gì đến sự vật thì phải hình thành sự gắn bó và yêu thương chúng, để tạo thành cái thường thiện cứu vật, cố vô khí vật, mà trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta từng giờ từng phút không thể tách rời khỏi vạn vật. Thụ kết quả thực, hòa sinh bách phúc, đây chính là những điều mà con người cần vận dụng và cần được nâng niu. Tức là, từ côn trùng, thảo mộc bất luận là lớn hay nhỏ, tất cả các sinh linh đều được nâng niu, không bị làm tổn thương. Ngay cả những con vật yếu ớt cũng không được làm tổn hại hoặc không có lý do gì mà tổn hại chúng, đây chính là đại đức quy nhân, một đức tính tuyệt vời và nó chính là sự kết nối, kết duyên với vạn vật trên đại địa, ta gọi là kết địa duyên.
2.Tính công luyện pháp.
Ở phần trên chúng ta đã nói về tam duyên, vậy tứ chính là gì? Tứ chính là chính dĩ, chính kỉ hóa nhân, chính tâm tu thân, chính đại quang minh, chính khí lẫm nhiên.
* Chính kỉ hóa nhân.
Trước khi thay đổi con người, trước hết hãy sửa chính mình. Tục ngữ nói: “Vì năng chính kỉ, yên năng chính nhân”. Nếu không ngay thẳng sao dạy được người, sao người có thể nghe ta? Cho nên trước khi thay đổi người khác thì hãy chấn chỉnh chính mình. Chỉ bằng cách tự sửa mình mới có thể đủ sức để giáo dục người khác mà người khác mới phục tùng mình. Chỉ có như vậy mới có thể dạy dỗ, hướng dẫn người khác khiến cho họ đồng quy về đại đức hóa nhân tức là lấy cái dân đức, uy hậu.
* Chính tâm tu thân.
Lòng người tất phải ngay thẳng chính trực, tâm chính rồi sau mới có thể tu thân, tu thân rồi sau mới có thể tề gia, gia đình hòa mục mĩ mãn, cuộc sống tốt đẹp lúc đó mọi thứ mới trở lên ấm lo hạnh phúc. Người xưa có câu “phu thê tương kính như tân” nghĩa là vợ chồng đối đãi với nhau như khách quý. Đã là khách quý, ta sẽ đem tất cả những gì tốt đẹp nhất trong nhà ra đãi khách. Thoạt nghe có vẻ buồn cười đã là vợ chồng sao lại khách sáo?
Nhưng ngẫm ra, việc quá thân thiết lại nảy sinh vấn đề, “xa thương gần thường” là vậy. Gần nhau quá sẽ nhìn thấy khuyết điểm của nhau và dẫn đến coi thường nhau. Khi ấy sự hấp dẫn sẽ nhạt phai, giết chết lòng say mê lẫn nhau. Nếu đãi nhau như khách quí ta sẽ luôn giữ sự tôn trọng lẫn nhau, tế nhị với nhau trong lời ăn tiếng nói, lắng nghe nhau để đáp ứng nhu cầu của nhau. Khi đó, mối quan hệ vợ chồng sẽ không chỉ dừng lại ở cơm áo gạo tiền thường nhật mà còn tiến đến sự kết nối về tinh thần.
Ở trên nhân thế này ta chẳng thể nào thiếu được cái đạo ta kính bạn bạn kính ta. Anh kính tôi một thước, tôi nhường anh một trượng Ấy là cái đạo hiếu khách cần phải dạy. Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Biết tôn trọng người khác là yêu cầu tối thiểu của làm người. Thực sự làm được tôn trọng người khác, chính là một loại cảnh giới, một loại mỹ đức. Dù giàu hay nghèo, dù yếu hay mạnh, dù hèn hay sang, thì đó cũng là một con người. Mà đã là con người thì cần nhận được sự tôn trọng tối thiểu. Một người khi kết giao với người khác, nếu như có thể hiểu về họ, tôn trọng họ, vậy thì người đó cũng sẽ được người khác hiểu về mình và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.
Bất luận là nam hay nữ dù già hay trẻ hay bất cứ ai đi chăng nữa đều phải hiếu kính với cha mẹ, khi ta hiếu kính với cha mẹ, lấy thân mình làm quy tắc quy chuẩn mới có thể dạy dỗ được người khác được, từ đó mà con cháu đời đời tương truyền thành nề nếp gia phong, lấy hiếu hữu gia đình, hòa mục môn đệ làm trọng. Gia Huấn ca của Nguyễn Trãi có nói:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm”.
Hay ca dao xưa có nói:
“Nếu mình hiếu với mẹ cha
Thì con cũng hiếu với ta khác gì
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công”.
Nếu ở nhà làm con tận hiếu thì ở quốc gia là kẻ trung thần. Cho nên việc giáo dục các gia đình đều bắt đầu từ việc chính tâm tu dưỡng bản thân. Đây mới chính là thân tâm đúng đắn cho việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chính tâm tu thân chính là nguyên lý tuyệt vời.
* Chính đại quang minh.
Người ở trên nhân thế khi tu tất phải lấy chính đại quang minh làm chính, chính trực ngay thẳng, hào phóng rõ rang, quang minh lỗi lạc. Khổng Tử từng nói: “Quân tử thản đẵng đẵng, tiểu nhân thường thích thích”. Tức là lòng quân tử thản nhiên thư thái còn kẻ tiểu nhân thường lo lắng không yên.
Người quân tử hành động theo lý lẽ cho nên lòng bình thản, kẻ tiểu nhân hay lo được mất, suy tính thiệt hơn nên thường hay lo lắng bất an. Chúng ta phải học người quân tử, làm người hiền nhân, kiên quyết không làm kẻ tiểu nhân, phản đối kẻ xấu xa không có đạo đức. Vì vậy, chúng ta phải luôn giữ trong lòng bốn chữ “quang minh chính đại”, không chỉ đọc nó bằng miệng mà hãy ghi nhớ nó bằng trái tim, quyết không để bản thân mình rời xa chính đại quang minh.
*Chính khí lẫm nhiên.
Chính khí lẫm nhiên chính là nghiễm nhiên mà không thể xâm phạm, có thể áp đảo mọi thứ. Đây chính là sự kết hợp của những phẩm chất đạo đức cao quý và phong cách làm việc như chính kỉ hóa nhân, chính tâm tu thân, chính đại quang minh. Sự hình thành của chính khí hạo nhiên này gọi chung là chính khí lẫm nhiên. Loại sức mạnh chính đạo chính nghĩa, đại nhân đại đức này có thể thông thiên triệt địa, lẫm nhiên mà bất khả xâm phạm. Nếu như ta luôn giữ được bốn loại chính khí này, dù làm bất cứ điều gì hay ở bất cứ địa vị nào, ta cũng đều được sự khen ngợi rất cao.
Vì vậy, nền tảng của cuộc sống con người không thể tách rời tam duyên tứ chính. Tam duyên thông với tam nguyên, nếu như đối với tam duyên tứ chính giữ gìn được bền lâu có thể cảm động đến tam nguyên tam phẩm tam quan đại đế, kẻ tại thế có thể giải ách tứ phúc, duyên thọ, kẻ xuất thế có thể thăng lên thượng tiên.
Hai chữ tứ chính viết cùng một chỗ, trên dưới nối liền nhau nó trở thành chữ “cương”. “Cương” chính là hạo nhiên chính khí, con người có cương khí và trên trời cũng có ba mươi sáu thiên cương chính khí hợp thành, tự nhiên cát tinh cao chiếu, vạn sự hanh thông. Đây chính là đại đức đại thiện có tác dụng đồng khí tương cảm, chính là khí cảm của cát khánh tường thụy. Vì vậy, chỉ cần chúng ta có những hành động, việc làm luôn tuân theo án chiếu và căn cứ vào tam duyên tứ chính thì ta không sợ bất cứ điều gì. Bởi nó có tư cách, phong cách, phẩm chất đạo đức cao quý trong việc đối nhân xử thế. Mỗi khi chúng ta hồi tâm chuyển ý, miệng tụng niệm, tâm suy xét tức thì đại đức vô lượng, ắt tẫn thiện, tất mĩ vậy, ắt thăng tiên đắc đạo vậy.