Văn hóa chiêm bốc trong Đạo giáo

Chủ nhật, 12/12/2021 00:11

Đạo giáo văn hóa bác đại tinh thâm, có nguồn gốc từ lâu đời, rực rỡ muôn màu, bốn cõi sáng sủa. Trong trung tâm kho tàng văn hóa huy hoàng xán lạn như đại dương này, có một loài hoa kỳ lạ nở rộ, tỏa ra vẻ rực rỡ diệu kỳ, loài hoa đó chính là văn hóa chiêm bốc, không có nền văn hóa nào trên thế giới lâu đời và ảnh hưởng sâu rộng như nó. Lý do tại sao văn hóa chiêm bốc lại có gắn kết với Đạo giáo là một câu hỏi khá dài khó lòng có thể trả lời trong một sớm một chiều được. Mà trong Đạo giáo có rất nhiều môn phái thuộc hệ phái chiêm bốc, vậy nên câu hỏi này là một câu hỏi mở chúng ta cùng nhau nghiên cứu nó để làm sáng tỏ nó. Đạo giáo và chiêm bốc  có mối quan hệ vô cùng khăng khít, nên đôi khi người ta gọi tắt là Đạo chiêm. Nên ngày hôm nay tôi xin trình bày một cách khái quát về Đạo chiêm để chư Đạo hữu được rõ. Tôi tạm chia thành 5 phần cơ bản mong các vị Đạo hữu chú ý theo dõi.

chiem-boc

Ảnh: Internet

Năm yếu tố cơ bản của Đạo chiêm: 
1. Nguồn gốc lịch sử của Đạo chiêm 
2. Nguyên lí khoa học của Đạo chiêm 
3. Các nguyên tắc thích hợp của Đạo chiêm 
4. Các phương pháp cụ thể của Đạo chiêm 
5. Các ứng dụng của Đạo chiêm 


Tôi xin tạm chia như vậy kính mong Đạo hữu và chư thập phương tín chúng xem xét và bổ sung giúp bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. 

1. Nguồn gốc lịch sử của Đạo chiêm
   Đạo chiêm có nguồn gốc từ phương thuật cổ xưa, vào thời cổ đại phương thuật đã xuất hiện khá sớm. Trong truyền huyết thần thoại cổ đại, và sau đó là trong văn hiến đều có các ghi chép liên quan đến phương thuật. Chúc do thuật là phương thuật được lưu hành và sử dụng khá phổ biến đương thời. Trong Hoàng đế nội kinh có ghi chép rất rõ ràng về bất chuế thuật.

    Phương thuật có nguồn gốc từ sự tôn thờ sinh thực của xã hội nguyên thủy, vào thời kì sơ khai của phương thuật đã hình thành lên các hình thức sùng bái thần linh nguyên thủy sơ khai. Nó đặc trưng với quan niệm liên quan đến thần linh, bởi vì người cổ đại tin rằng mọi thứ đều có thần, các vị thần nguyên thủy được thần thánh hóa, con người cũng từ đó mà tin tưởng sùng bái cầu cúng tế lễ, họ tin rằng các vị thần có thể khống chế hoặc có sức ảnh hưởng nhất định nào đó đến con người.

      Trong Sử Ký có chép rằng: Hoa Tư do vô tình dẫm phải dấu chân của thần linh mà hạ sinh ra Phục Hy, nó phản ánh đây chính là một trong những phương thuật nói lên sự bắt đầu hình thành ra các vị thần, ngoài ra còn có các linh quái nguyên thủy, theo Lã Thị Xuân Thu và Sử Ký Chính Nghĩa dẫn mục Quát Địa Chí trong đó có viết: Có một loại cá kì dị tên là Đan Ngư nếu để máu của nó dính vào chân, con người có thể đi trên mặt nước. Đây được cho là phương thuật thần linh nguyên thủy, chiêm bốc cũng là một trong những loại hình phương thuật thần linh nguyên thủy này. 

    Nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của thiên văn lịch pháp đã tạo điều kiện cho Đạo Chiêm tiến sâu hơn một bước và dần dần dấn thân sâu hơn vào chủ nghĩa duy vật đồng thời kết hợp nó với khoa học cổ đại phương Đông. Đạo Chiêm có nguồn gốc từ thời Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế và hoàn thiện thuần thục từ thời Khương Tử Nha, Lão Tử, Qủy Cốc Tử, phát dương quang đại vào thời Trương Lương, Đổng Trọng Thư, Đông Phương Sóc, Khổng An Quốc, Tư Mã Thiên. Hàng ngàn năm trước, tổ tiên của chúng ta thông qua lao động và không ngừng luyện tập trong lao động, thông qua tổng kết và quy nạp, đã tạo ra nhiều loại thuật số cổ đại mà trung tâm điểm của nó chính là Đạo Chiêm, khiến cho tổ tiên của chúng ta đã tránh được nhiều thảm họa thiên nhiên không thể tưởng tượng nổi như các trận lụt lớn, các trận động đất lớn, các trận hạn hán lớn và các nạn đói lớn. Vì Đạo Chiêm đóng một vai trò quan trọng như vậy, cho nên nó cũng có vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy nền văn minh của nước phương Đông, vậy nguyên lý khoa học của nó là gì?

2. Nguyên lí khoa học của Đạo chiêm 
      Đạo chiêm là một trong những kỹ thuật quan trọng của Đạo học, là học vấn kiến thức vận dụng các lý luận Đạo học nhằm giải thích và dự đoán các quy luật phát triển của sự vật.
Cơ sở lí luận khoa học của Đạo chiêm là lí luận âm dương, thiên can, địa chi, giáp tý, bát quái, ngũ hành

    Ngày nay chúng ta biết rằng âm dương là tượng trưng cho hướng của lực và khí, ngũ hành là biểu thị cho độ lớn nhỏ của lực, tổng hòa của thiên can và địa chi là đại biểu cho tính năng của âm dương ngũ hành khiến cho chúng có thể sản sinh ra lực tác dụng, lục thập giáp tý là quy luật biến đổi của lực dẫn khởi vận động, bát quái mang đặc tính tính chất của âm dương ngũ hành để vật thể sản sinh ra lực. 

       Đạo chiêm chính là kĩ thuật tiến hành chiếm đoạt lợi dụng quy luật của khí trong âm dương ngũ hành, tức là phải am hiểu quy luật của sự vật. Vì khí của âm dương ngũ hành tồn tại trong không gian, nên lí luận Đạo chiêm kì thực chính là học vấn kiến thức về quy luật tác động vận dụng của khí trong khôn gian mà khí đến từ các thiên thể và các vật thể khác nhau trên các thiên thể. Cho nên, quy luật khí thực chất là quy luật tác dụng chuyển động của các thiên thể và các vật thể khác, và Đạo chiêm cũng chính là kết quả của việc quan sát thiên văn, khảo sát địa lí, chuyên tâm nghiên cứu sự vật từ đó tiến hành dự đoán các sự việc sắp phát sinh hoặc sắp xảy ra. Tiếp sau đây chúng ta sẽ thảo luận về các nguyên tắc của Đạo chiêm 

3. Các nguyên tắc thích hợp của Đạo chiêm 
Trước khi giới thiệu các phương pháp cụ thể của Đạo chiêm, cần phải hiểu nguyên lý của nó, bởi vì nguyên lý của chiêm bốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc bốc quái có linh nghiệm hay không, và cho dù sử dụng bất cứ phương pháp nào để chiêm bốc thì điểm quan trọng nhất của nó vẫn là kết quả cuối cùng của chiêm bốc có linh nghiệm hay không. Cho nên từ cổ xưa đến nay người ta phải luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Trước khi chiêm bốc bói toán buổi tối hôm trước phải đi ngủ sớm và không làm các việc gì khác. 
- Chỉ chiêm bốc bói toán trước giờ Tý còn sau đó thì không xem. Vì giờ Tý là lúc chuyển giao giữa 2 ngày, thiên địa hỗn độn vị minh. 
- Phải rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh, tức là phải tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh thủ
- Nếu ở những nơi ồn ào vui cười không nghiêm túc hoặc đang ở trong nhà vệ sinh, phòng ngủ nhất định không được chiêm bốc bói toán
- Tâm chưa định tâm không nên chiêm bốc bói toán, những chuyện gian dối tà dâm trộm cắp không được chiêm bốc bói toán. 
- Một việc chỉ nên xem một lần, hôm nay xem ngày mai lại xem thì việc không linh, một việc đã xem rồi thì phải đợi 60 ngày sau mới được xem lại. 
- Chỉ có chí thành khả cách mới cảm động thần linh, vì vậy đừng thử chiêm bốc bói toán nếu không có chuyện gì xảy ra.
- Kẻ có tâm ý đã quyết đoán hay có trí tuệ để phán đoán thì không chiêm bốc bói toán
- Việc chiêm bốc bói toán nên được thực hiện ở nơi thờ phụng hoặc nơi làm việc, với những câu kết có tính cô đọng súc tích nên ghi chép vào giấy tờ để lưu ý hoặc viết vào giấy đỏ.
- Việc chiêm bốc bói toán cần phải khách quan và phải định tâm, không để ngoại vật tác động vào.
- Người chiêm bốc bói toàn cần phải đốt 3 cây hương kính bái thần chủ, ngồi yên một lúc tĩnh tọa hồi lâu sau đó nhắm mắt tịnh tâm tiến hành chiêm bốc
Dưới đây tôi xin giới thiệu các phương pháp Đạo chiêm cụ thể 

dao-chiem-1

Ảnh: Internet

4. Các phương pháp cụ thể của Đạo chiêm:
Cách gieo quẻ theo thời gian:
Lấy năm, tháng, ngày làm thượng quái.
Lấy năm, tháng, ngày cộng thêm giờ làm hạ quái.
Lấy tổng số của cả năm tháng ngày giờ để tìm hào động.
Quy ước:
Năm Tý là số 1, năm Sửu là số 2... đến năm Hợi là số 12.
Mồng 1 là số 1, mồng 2 là số 2, đến ngày 30 là số 30.
Tháng 1 là số 1, tháng 2 là số 2, đến tháng 12 là số 12.
Giờ Tý là số 1, giờ Sửu số 2,.. đến giờ Hợi là số 12.
Phàm gieo quẻ, lấy số 8 làm quẻ, quá số 8 thì chia lấy 8 lấy số dư làm quẻ.
Muốn tìm hào động thì chia cho 6; lấy tổng số của năm, tháng, ngày, giờ chia cho 6, lấy số dư làm hào động.
Vì sao muốn tính quẻ phải chia cho 8? Hào thì chia cho 6? Vì quẻ có 8 phương, nên phải chia 8; hào có 6 hào nên phải chia cho 6.
Lưu ý: nếu chia dư 0 thì tính giá trị lớn nhất. Ví dụ chia 8 lấy dư bằng 0 thì lấy số 8, chia 6 dư 0 thì lấy số 6.
Xem số đó ứng với quái nào thì xem ở thứ tự bát quái của Phục Hy. Tức là: Càn-1, Đoài-2, Ly-3, Chấn- 4, Tốn-5, Khảm-6, Cấn-7, Khôn-8.
Cách gieo quẻ bằng cách nhìn vật:
Xem những việc có thể đếm được thì lấy số đếm được đó làm quẻ thượng, dùng giờ đương thời khi đếm được vật làm quẻ hạ, rồi lấy tổng số của quẻ thượng và quẻ hạ chia cho sáu, số dư được bao nhiêu thì làm hào động.
Ví dụ: trên đường thấy người con trai trưởng nhà hàng xóm đang hút thuốc ta đoán: trưởng nam là Chấn, khói thuốc là Ly ta đoán đây là quẻ Lôi Hỏa Phong
• Cách gieo quẻ dựa vào y phục:
Nhìn màu sắc quần áo của phần trên cơ thể là thượng quái, màu sắc quần áo của phần dưới cơ thể làm hạ quái, lấy thời gian đương thời làm hào động
• Cách gieo quẻ dựa vào thanh âm:
Khi nghe thấy âm thanh ở phương nào thì lấy số của phương đó làm quẻ thượng, lấy số quẻ thượng cộng với số giờ đương thời chia cho 8 số dư sẽ là quẻ hạ, chia cho 6 làm hào động. Ngoài ra còn rất nhiều cách gieo quẻ khác nhau như dựa vào động thái, sự ngẫu nhiên, hình tượng con người, chữ viết, chữ số, tọa hướng... Ở phần này chúng ta chỉ giới thiệu sơ bộ để đồng đạo được biết, chúng ta có dịp sẽ nói chi tiết ở các bài sau.

5. Các ứng dụng của Đạo chiêm:
      Qua bài viết này, tôi tin rằng các đệ tử Đạo giáo và tín đồ Đạo giáo ở khắp mọi nơi sẽ hiểu sâu hơn về văn hóa chiêm bốc của Đạo giáo và học hỏi được các phương pháp chiêm bốc, còn việc linh nghiệm hay không linh nghiệm của quẻ cũng giống như trình độ cao thấp của bác sĩ, bác sĩ có trình độ tay nghề cao mới có thể chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ có trình độ tay nghề thấp có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh nhân. Kinh nghiệm thực tế của chiêm bốc bói toán phải được kiểm chứng bằng sự thật ngoài thực tế.

       Theo thiển ý của tôi, chiêm bốc bói toán dẫu có tính toán vận mệnh chí thần chí linh như thế nào đi chăng nữa thì rốt cuộc cuối cùng nó vẫn chỉ là một thuật mà thôi, kinh điển dù tụng hay hay không hay, bất kể tu vi tu hành đã đạt đến một cao độ nào đó hay chưa, thì ít nhất nó vẫn ở mức độ của một pháp môn. Đạo giáo có thể được hiểu thấu tham ngộ hay không và tu Đạo có thể thành Chân hay không là ở thời điểm hiện tại, nhưng cái bến cuối cùng ta cần đến vẫn là Đạo.

     Đạo lớn hơn pháp, pháp lớn hơn thuật đây là cách hiểu căn bản khi bạn bước chân vào giới học thuật, giới lịch sử và đứng trước những hiểu biết mấy nghìn năm qua của nhân loại về Đạo Pháp Thuật
Hy vọng đồng đạo đừng quá ham và tin vào bói toán chiêm bốc, xét cho cùng nó chỉ là một tiểu thuật mà thôi, nó là một phương pháp tu luyện hạ thừa mà thôi, những đồng đạo có điều kiện thì nên chọn phương pháp tu luyện trung thừa hoặc thượng thừa mang tính ưu việt hơn

dao-chiem-3

      Trên đây là những suy nghĩ của bản thân tôi về chiêm bốc bói toán, nó không mang tính đại biểu cho lập trường của Đạo giáo, sự hiểu biết có thể là bất cập mong các đệ tử Đạo giáo và tín sĩ thập phương yêu quý Đạo giáo có thể chỉ giáo thêm cho tôi để tôi có thể thức tâm kiến tính.

 

Nguồn: Đạo sĩ Vương Long Hoa ( Chính Nhất Phái)

Ý kiến bạn đọc