Tạ Thái Tuế:
Như tên gọi, việc tạ Thái Tuế nhằm mục đích cảm ơn Thái Tuế thần đã bảo hộ con người trong một năm vừa qua. Người ta tin nhận rằng khi phạm Thái Tuế, họ sẽ gặp phải những điều không tốt. Đó có thể là sự tranh cãi, thậm chí là sức khỏe, tiền tài, sự nghiệp. Đồng thời, con người tin rằng sau khi làm lễ Thái Tuế một cách thành tâm và thực hành các việc thiện lành, có thể giúp bản thân vượt qua một năm an toàn, suôn sẻ. Hơn hết, là sự thuận lợi đó phần nhiều đến từ sự phù hộ của thần linh. Tại cung quán, pháp hội Tạ Thái Tuế được cử hành nhằm cảm tạ ân điển của vị trị niên Thái Tuế và các vị bản mệnh tinh quân.
An Phụng Thái Tuế:
Đạo giáo cử hành các việc lễ bái, thắp hương, tụng kinh, trì chú, họa phù nhằm hóa giải các điều bất lợi, cầu phúc, tránh ác. An Phụng Thái Tuế tức là vào đầu năm, tại cung quán cử hành pháp hội, đạo chúng sẽ viết ra bản mệnh sinh thần của chính mình, cung phụng Trị Niên Thái Tuế Tinh Quân, dâng hương đèn, phẩm vật để cầu phúc tiêu tai. Các vị tín sĩ có thể cung phụng Trị Niên Thái Tuế Tinh Quần thần bài, khấu bái bản mệnh và Thái Tuế, thông qua pháp hội mà dâng sớ văn cầu nguyện.
Có nhiều cách cung phụng Thái Tuế, nhưng trang trọng nhất vẫn là lập hương án và lễ bái cung dưỡng quanh năm. Tuy nhiên, xã hội hiện đại với nhiều việc bận rốn khiến hầu hết mọi người không thể hành trì việc làm đó quanh năm. Vậy nên, có tín đồ đã xin Thái Tuế phù mang theo bên mình, nhưng những điều kiêng kỵ cũng như vấn đề chung đụng trong cuộc sống thường ngày cũng phần nào ảnh hưởng đến phù này.
Các cung quán tại Thanh Thành Sơn đa phần đều thiết lập Thái Tuế Đẩu Đăng Hương Đàn, chuyên dụng cung phụng Thái Tuế bài vị, bốn mùa đều cung phụng, ngày đêm tụng kinh. Nơi thờ phụng Thái Tuế luôn giữ cho khiết tịnh, sạch sẽ và nghiêm cẩn.
(Ảnh dưới là Hậu Thổ. Thái Tuế có nhiều truyền thống để xem xét. Lúc xét là tinh quân, lại khi xét là sát thần thuộc dòng địa thần. Nếu xét là địa thần, tức do Hậu Thổ chưởng quản)
Nguồn: Long Môn