Toàn Chân Giáo rất tuyệt!

Thứ sáu, 28/10/2022 22:30

Tôi hầu như chỉ đăng về các yếu tố thế tục của Đạo giáo ở đây và điều này là bởi vì mục tiêu bản thể học của tôi là tái cân bằng cuộc thảo luận ở Phương Tây của chúng ta về các chủ đề Đạo gia.

Nguồn: Internal Elixir Cultivation, the Nature of Daoist Meditation, Việt dịch: Face Xích Long

toan-chan-giao

Trong nhiều năm, tôi đã lưu ý rằng hai trường phái Đạo gia triết học và Đạo giáo tôn giáo học thuật thường bỏ sót thực tế về những vấn đề bên lề của việc tu hành Đạo giáo, hình thức tu hành Đạo giáo lớn nhất, xảy ra trong xã hội thế tục Trung Quốc. Vâng, bạn đọc đúng rồi, các nghiên cứu về Đạo giáo thế tục ở Trung Quốc lớn hơn nhiều so với tất cả các trường phái tôn giáo của Đạo giáo cộng lại và chúng cũng rất đa dạng.

Một số người có xu hướng hướng tới một phiên bản Hiện đại, Duy vật của Đạo giáo tập trung vào Trang Tử và Lão tử, những người khác tập trung vào tu hành Tôn giáo và Tâm linh, và một số tập trung vào Tu luyện bản thân thông qua nhiều pháp môn Đạo gia đã truyền qua nhiều thế hệ.

Tôi là một người tu Nội đan nên tôi thảo luận về khía cạnh của tu hành này gắn liền với Nội Đan, nhưng cũng có nhiều cách hiểu khác về thế giới Đạo giáo thế tục, một số gần với tinh thần của tư tưởng Đạo gia hơn những cách khác.

Cho dù chúng ta có nhiều điểm khác biệt, chúng ta là một gia đình và chúng ta nên yêu thương nhau.
Bây giờ hãy để tôi đề cập đến một chủ đề mà tôi hầu như không bao giờ nói đến, nhưng tôi cảm thấy thực sự đáng được tôn trọng, đó là sự tuyệt vời của Toàn Chân Giáo hiện đại. Trước tiên tôi xin nhận mình không phải là một người tinh thông về Toàn Chân, mặc dù điều đó không loại trừ việc tôi từng có dính dáng, tôi chỉ muốn bạn biết tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực Đạo giáo. (Tôn giáo)

Một sai lầm phổ biến của các nhà tư tưởng Đạo giáo ở Phương Tây và ở Trung Quốc là cho rằng vì họ là một phần của một trường phái tư tưởng nên họ tự động có đủ tư cách để nói chi tiết về tất cả các trường phái tư tưởng. Để so sánh, điều này giống như một chuyên gia về điều trị nói về sự hiểu biết của họ đối với Phẫu thuật tim. Chỉ vì bạn là chuyên gia về một thứ không có nghĩa là bạn cũng là chuyên gia về thứ khác tương tự.
Với tuyên bố về sự thiếu hiểu biết của mình, tôi muốn nói về lý do tại sao tôi vô cùng cảm kích và kính trọng Toàn Chân, và Long Môn Phái nói riêng.
Tất cả những ai nghiên cứu về Đạo giáo một thời gian đều biết rằng Toàn Chân đã tan rã vài thế hệ sau khi thành lập và nó đã được Vương Côn Dương trong triều đại nhà Thanh phục hồi lại.
Có một sự thật thú vị là Đạo giáo thời nhà Minh chủ yếu do Tam Phong Phái – Một phân chi của Võ Đang chi phối và sự sùng bái của Trương Tam Phong, các trường phái Đạo khác nhau của Võ Đang vẫn còn sôi động và lớn mạnh cho đến ngày nay.
Phải nói rằng, chính Toàn Chân hiện đại, và Long Môn Phái nói riêng đã có các bậc thầy như Lưu Nhất Minh, Mẫn Nhất Đắc, v.v.
Vậy có chuyện gì mà tôi nghĩ là Toàn Chân thật tuyệt vời?
Đó là mô hình tổ chức của họ, bạn có thể thấy hạt nhân của trường phái tư tưởng này, theo như tôi có thể nói trong quá trình đạt được nhận thức thông qua sự kết hợp giữa làm chủ bản thân và môn Nội Đan.
Ý tôi là gì?

Đạo giáo ở mọi thế hệ đã sử dụng khái niệm Jie (giới), hay sự kiêng kị (giới luật) để giải thích cách mọi người nên hiểu và kiểm soát trạng thái tinh thần của mình để trở nên gần gũi với Đạo hơn.
Tránh những suy nghĩ có hại là bước đầu tiên để ngăn bản thân hành xử hấp tấp trong cuộc sống và cũng là bước đầu tiên để hòa nhập sự tĩnh lặng và trong sáng vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
Bữa trước, một người bạn hỏi tôi làm thế nào để đạt được sự tĩnh lặng khi không ngồi thiền và tôi nói với anh ấy ngoài việc thực hành bốn tư thế quy định là đi, đứng, ngồi và nằm, anh ấy cũng nên xem xét việc sử dụng giới luật như một cách để tĩnh lặng tâm trí của mình và không bị cuốn theo những điều vô nghĩa của cuộc sống hàng ngày, ở nơi làm việc và lĩnh vực xã hội.

Là một người tu Nội Đan, tôi phải nói rằng đây là điểm mà các đan kinh của chúng ta không đề cập đầy đủ, đó là bởi vì trong suốt phần lớn lịch sử của Nội Đan, đã có trường hợp các hành giả phải thực hiện toàn bộ quá trình trong khoảng từ 3-9 năm, ở trong sự cô lập và thiền định mọi lúc.

Điều này tự nhiên giúp họ tránh xa dục vọng, sự bực tức và tất cả những tệ nạn khác của xã hội.
Như Trương Bá Đoan đã nói (đã diễn giải) “trở thành một ẩn sĩ trong rừng thì dễ, vị ẩn sĩ vĩ đại sống trong thành phố”. Điều này có nghĩa là hầu hết (ý tôi là 90% trở lên) các người luyện nội đan và Đạo gia thế tục không đạt đến trình độ thực hành cao.

Lý do của việc này rất đơn giản, ngay cả khi bạn phát triển được Dương Thần thì nó cũng chỉ có thể giúp bạn ở một mức độ nhất định nếu bạn không kiểm soát tâm trí của mình trong khi không thiền định.
Chúng ta muốn trở nên giải thoát, chứ không chỉ thỉnh thoảng đạt được giải thoát thoáng qua.
Tôi tin rằng phái Toàn Chân Long Môn có một cách tuyệt vời để làm điều này và trong các cuộc trò chuyện của tôi với những người bạn của tôi trong phái này, tôi thấy cách hiểu của họ về khái niệm này là không thể lung lay.

 Một lần nữa, nói từ góc độ thiếu hiểu biết, đối với tôi, có vẻ như cấu trúc của bài học là đầu tiên dạy học sinh cách tuân theo các quy tắc mà họ cần biết để ngừng thực hiện các hành vi quá khích, sau đó dần dần dạy họ phép siêu hình của Đạo (Hay còn gọi là Hình nhi thượng), các nghi lễ giúp họ phát triển lòng tôn kính điềm tĩnh, các thực hành đơn giản mà họ có thể sử dụng để làm cho tâm trí của họ trở nên mạnh mẽ, và cuối cùng là Nội Đan và các kỹ thuật tương tự khác.

Điều mà tôi thường không nói với các bạn ở đây là tôi đã đọc rất nhiều kinh sách tôn giáo của Đạo giáo vào thời gian rảnh của tôi (tôi cũng đọc rất nhiều triết học Hy Lạp nhưng đó là điều không quan trọng) và lấy cảm hứng từ thế giới quan tôn giáo, đặc biệt là về việc triết lý của vũ trụ quan Đạo gia được đưa vào quan điểm tôn giáo một cách phức tạp như thế nào.
Bởi vì tôi không đủ điều kiện (hoặc được cho phép) để nói về chi tiết cụ thể của những điều này, tôi chọn đưa ra ấn tượng của mình về lý do tại sao Long Môn lại tuyệt vời như vậy.
Tôi thực sự tin rằng đối với những người nghiên cứu các kỹ thuật tự tu luyện của Đạo gia, có thể là nội đan, luyện khí, hoặc tọa vong, có một điểm mà ở đó các hành giả phải áp dụng một cái gì đó giống với một thế giới quan tôn giáo để tạo cho bản thân sức mạnh mà họ cần để vươn lên các cấp độ cao hơn trong tu hành.
Điều quan trọng nhất tôi nhận ra về Nội Đan là mức độ dễ bị mắc kẹt trong cơ thể vật chất, có thể là trong giai đoạn đầu tiên của thực hành hoặc thậm chí trong Đại Chu Thiên.
Luyện Hư Hợp Đạo là cấp độ cao nhất của luyện Nội Đan, nhưng thậm chí rất khó để đạt đến giai đoạn Luyện Thần Hoàn Hư bởi vì rất khó quên hoàn toàn cơ thể và tâm trí.
Tôi tin rằng thông qua việc áp dụng các quy tắc cụ thể giúp kiểm soát cảm xúc và mong muốn của chúng ta, chúng ta có thể vượt qua những ranh giới cấp cao này.
Tất cả mọi thứ bao gồm cách chúng ta nói chuyện, chế độ ăn uống, lịch trình của chúng ta, mọi thứ đều phải hòa hợp với Đạo, nếu không sẽ không thể thực sự đạt được Thiên Tiên.
Cách làm của tôi là thông qua các nghiên cứu Nho giáo mà tôi thấy vô cùng khai sáng và hữu ích, nhưng có một điều thực sự khó khăn trong quá trình hành động này, đó là không có cộng đồng hỗ trợ.
Đây là lý do tại sao Khổng Tử nói "Bạn từ xa đến chẳng vui lắm sao?"
Ý ông thực sự muốn nói là có quá ít người tu thân, vì vậy hầu hết công việc của chúng ta đều được thực hiện một cách riêng tư. Khi chúng ta gặp được những người bạn cùng chí hướng thì đó là một điều kỳ diệu và rất may mắn vì vậy chúng ta phải trân trọng nó.
Tôi tin rằng đối với những người mới hoặc người học trung cấp, Toàn Chân là một lựa chọn tuyệt vời vì nó giúp bạn có nhiều khả năng học được các giáo lý Đạo giáo thực sự, có cộng đồng hỗ trợ và có các công cụ bạn cần để tiếp tục con đường của mình.
Đó là lý do tại sao mặc dù đây là một blog thế tục và sẽ vẫn như vậy, tôi muốn nói rằng tôi thực sự tôn trọng và đánh giá cao Toàn Chân Giáo và tại sao bạn chắc chắn nên xem xét nó nếu bạn muốn hiểu sâu hơn.

P/S: Hình minh họa là logo Toàn Chân Giáo, thực sự rất thú vị! Toàn Chân trong tiếng Trung được viết là 全真. Trong hình chính là chữ 全 được xếp lên trên chữ 真 và đặt trong Thái Cực Đồ. 3 vạch trong mỗi chữ cũng được biểu thị bằng hai quẻ Càn Khôn.

 

Ý kiến bạn đọc