Mặc dù trận chiến giữa đạo đức và dục vọng là không thể đoán trước, nhưng chúng ta dường như đang dần mất đi vị trí của chính bản thân mình. So với ba mùa còn lại, bầu trời vào mùa đông trong xanh hơn. Nhưng vào mùa đông, thế giới này dường như trở lên lạnh lẽo và cô đơn lạ thường.
Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa
Tiết trời đã sang tứ cửu, nhiệt độ có tăng nhẹ nhưng vẫn khó đánh tan được cái lạnh tê tái. Dù mùa đông ẩn chứa vạn vật và mọi thứ đều đông cứng trong băng giá, tuy nhiên, dục vọng bẩn thỉu và sự ngu ngốc trong sâu thẳm trái tim con người như một con thú đói sẽ bùng phát bất cứ lúc nào, làm tăng thêm bao nhiêu tội lỗi đáng ra không đáng có, nhưng Đại Đạo vẫn như vậy, không thay đổi chút nào.
Cuộc sống của một người luôn bị chi phối bởi ham muốn, bao nhiêu lý trí cũng không thể kìm hãm sự bào mòn xâm thực của dục vọng. Mong muốn này cũng tốt, nhưng kể từ ngày danh từ này ra đời lời chê còn nhiều hơn lời khen. Xưa nay vòng trong ánh sáng của mặt trăng không bao giờ thay đổi, nhưng dục vọng xưa nay thì ngày càng trở nên mãnh liệt. Dục vọng nhỏ chỉ ở trong phạm vi của việc nằm ngồi đi lại, dần dần nó ảnh hưởng đến mọi thứ của chúng ta từ lời ăn tiếng nói đến việc làm. Một người sẽ có rất nhiều khát vọng trong đó khát vọng về quyền lực và tiền bạc là một trong những khát vọng to lớn nhất của con người, khát vọng này sẽ nảy sinh các thủ đoạn khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu dục vọng của con người.
Trong quá trình đó, họ đã quên đi cái ý định ban đầu của mình mà trở thành hủ hóa như Tùy Dương Đế hay Napoleon. Có nhiều người nghĩ rằng: tri túc thường lạc tức là biết đủ là vui là một hành động tiêu cực và mọi người đều biết làm cách nào để trở lên tiến bộ hơn trong thế giới này. Đúng là ngày nay chúng ta đã quên không nói về mặt ưu và nhược điểm của của sự tiến bộ trong thế giới từ xưa đến nay. Nhưng theo cá nhân mà nói giới và túc này có sự khác nhau, nếu ta hiểu được giới sau đó hiểu được túc ta mới có thể tri túc thường lạc.
Trong dòng lịch sử phương Đông từ xưa cho đến nay, sự khai sáng của dân trí, sự tiến bộ của tri thức và công nghệ, đồng thời thánh hiền cũng có mặt ở khắp mọi nơi, cùng với việc các dân tộc ngày càng trở lên khó giáo hóa. Cổ thánh tiên hiền đã lấy cái đại trí đại bi, ẩn giấu cái dục vọng để cho mình khiến cho mình ngày càng tiến bộ hơn, và làm như vậy sẽ khiến cho có nhiều nhà đại trí đại hiền hơn, thâm nhập vào hồng trần, từ hàng đáo giá, để từ đó để lại ngày càng nhiều điển tịch hơn nữa giúp giáo hóa chúng sinh. Nhưng khi nhìn lại ngày hôm nay, phàm có người đắc đạo, phàm có người trầm luân.
Mà như Đạo Đức Kinh có nói: “Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa, trí tuệ xuất, hữu đại ngụy” tức là: Đại đạo mất mới có nhân nghĩa, Trí tuệ sinh mới có dối trá lớn. Dưới phương pháp nghiêm khắc của Đạo trị, nhân trị, pháp trị vẫn không khống chế được dục vọng, biết bao kẻ ngốc đã đi tới đi lui nơi chiến trường này không chịu quay đầu lại. Pháp trị là không thể sai lầm, nhưng đạo đức không thịnh hành trên đời thì làm sao pháp có thể kiềm chế dục vọng?
Cho đến thời điểm này, chúng ta dường như đã thất bại và trở thành nô lệ cho dục vọng, bất luận là tỉnh hay thức. Chúng ta không thể lúc nào cũng vùng vẫy trong cuộc sống, chúng ta buông thả, không tiết chế ăn uống ngủ nghỉ, về mặt tinh thần chúng ta hoàn toàn bị dục vọng thống trị, tinh thần của chúng ta giống như một người què với chiếc nạng là dục vọng. Tất cả chúng ta đều muốn hồi phục, nhưng không ai có thể vứt chiếc nạng này đi.
Trong cuộc sống này chúng ta đã rành quá nhiều thời gian của mình cho trí tuệ nhân tạo quá nhiều. Trên thực tế, không có gì sai với những điều này cả. Nhưng tư tưởng sẽ không tự chi phối bản thân của nó, điều này sẽ khiến chúng ta không khác gì một cái máy, vậy nên cái ngũ sắc kia sẽ khiến cho ta chói mắt, cái ngũ âm kia sẽ khiến cho ta điếc tai, ngũ vị kia sẽ khiến cho ta hỏng miệng, cưỡi ngựa bắn cung vui đùa chứa đầy ham muốn và dục vọng sẽ làm cho nhân tâm ta phát cuồng. Bằng cách hủy hoại bản thân và lừa dối bản thân như một thủ đoạn, chúng ta sống cả đời vì con mắt của người khác.
Tu thân cũng tốt, nó chẳng qua là quá nhiều công việc được thực hiện bằng lời nói thông thường, mà thiếu đi quá nhiều tính thực tế. Lẫm lẫn tưởng rằng khẩu thiệt thị phi là chân tu, vô tư là ý nghĩa của chân tư, vô tình là tình cảm chân tình. Người trong thiên hạ đều sợ hãi cái quan điểm đạo lí đó, ta nên biết rằng bình đạm mới là Đạo.
Thời đại của sự tiến bộ, sự phát triển của cong người cũng là thời đại của sự tiến bộ và phát triển của dục vọng. Thời xưa người ta thường dùng sự sinh tử để điểm hóa sự ngoan ngu của con người. Vì vạn vật trên đời đều trở lên nhỏ bé tầm thường khi đối mặt với sự sống và cái chết, thúc giục chỉ khiến cho cuộc sống hiện tại của chúng ta trở thành mộng huyễn phao cảnh, việc trăm năm mà chỉ diễn ra có chốc lát rồi tan biến. Một khi vô thường đến thì dẫu có vào hang vàng, lên núi bạc cũng không mua được mạng người, hiếu tử hiền tôn không sao kể hết được lỗi buồn vậy đó. Nếu không mau thức tỉnh mà nhất thời vội vàng bước loạn, Diêm Vương cũng chẳng lưu tình, một khi nhân thân mất đi thì vạn khiếp phải trầm luân khổ hải.
Nhìn quanh ngày hôm nay thấy mọi việc đều do dục vọng ham muốn điều khiển. Con người thời nay đã nhìn thấu sinh tử rồi, nhưng thật đáng tiếc khi nhìn thấu sinh tử, dưới sự thống trị của dục vong, sự thống khổ của bệnh tật, sự mong manh của cuộc sống, con người phải biết rằng ta không thể nói về dục vọng ngắn ngủi vài dòng là có thể bộc lộ nó ra hết được. Chẳng hiểu sao những cái này chỉ đổi lại là một tiếng thở dài ngao ngán của mọi người mà thôi mà khi nhìn lại, ta vẫn thấy ta đang đi con đường của riêng mình. Khi chúng ta phóng túng nào đâu có biết đến khổ đau, khi gánh chịu hậu quả của sự phóng túng, nối đau sự thống khổ không ai là người chia sẻ cho ta, khi ta đối diện với cái chết thì đã quá muộn cho ta tỉnh ngộ. Khi đó ta có từng nghĩ về cha mẹ ta không? gia đình ta không? bạn bè ta không? Cầu nại hà đâu có coi khinh mà đòi tìm cái sống? Kẻ không biết sinh mệnh quý giá như thế nào, dẫu có chết nhiều lần cũng không biết sợ, và kẻ đó nghĩ sao phải sợ đủ mọi thứ trên đời này. Ôi cuồng vọng đến vậy là cùng.
Chúng ta không thể nhìn, nhận biết và bình luận về mọi thứ trong thế giới của chính mình, bởi vì chúng ta là con người, chúng ta đều có giới hạn.Đã bao lâu rồi ta không được đọc sách?, đã bao lâu rồi ta không được uống trà?, đã bao lâu rồi ta không cầm bút viết?, đã bao lâu rồi ta không về nhà gặp bố mẹ gia đình?, đã bao lâu rồi ta không đi dạo và ngắm nhìn thế giới xung quanh?, thay vì đó ta đang sống ảo và dạo chơi trong thế giới mạng xã hội. Khi chúng ta bị dục vọng làm hư hỏng, khi chúng ta gặp nghịch cảnh không vừa ý, than phiền đủ điều, tại sao ta không tự vấn lại xem bản thân ta, đối với bố mẹ đã hiếu thuận hay chưa? đối với công việc, đối với bạn bè bằng hữu, đối với cuộc sống của mình có tận tâm tận lực hay không?
Tâm của con người vốn thiện, dù điều tốt điều thiện lành chưa được thực hiện nhưng đã có cát thần theo sau bảo hựu. Hoặc lòng phát khởi điều ác, và dù điều ác chưa phạm nhưng ác thần đã theo sau. Có những người đã làm điều ác, sau này ăn năn hối cải, không làm điều ác, quay lại làm việc thiện, lâu ngày dần dần sẽ được phúc báo. Thế mới thấy thấm thía câu nói: “Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật”
Trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên có nói: “Cố cát nhân, ngữ thiện, thị thiện, hành thiện, nhất nhật hữu tam thiện, tam niên thiên tất giáng chi phúc. Hung nhân, ngữ ác, thị ác, hành ác, nhất nhật hữu tam ác, tam niên thiên tất giáng chi họa. Hồ bất miễn nhi hành chi.” Tức là: người cát tường nói lời lành, xem điều lành, làm điều lành, mỗi ngày có ba điều lành thì ba năm trời ắt ban phúc cho. Còn kẻ ác nói lời ác, xem điều ác, làm điều ác, mỗi ngày có ba điều ác, ba năm trời ắt sẽ giáng họa. Sao không cố gắng thi hành vậy thay?
Trên thực tế, hoa sen có thể nở ở bất cứ đâu, và ta có thể được giải thoát mình bằng cách tự mình luyện tập tu hành tu luyện chăm chỉ.
Trong Vô Căn Thụ Trương Tam Phong có nói: “Vô căn thụ, hoa chính u, tham luyến vinh hoa thùy khẳng hưu?
Phù sinh sự, khổ hải chu, đãng lai phiêu khứ bất tự do.
Vô biên vô ngạn nan bạc hệ, thường tại ngư long hiểm xứ du.
Khẳng hồi thủ, thị ngạn đầu, mạc đãi phong ba hoại liễu chu.”
Tức là: Cây không gốc rễ, hoa rất đỗi thanh u, tham quý vinh hoa mấy người chịu ngơi nghỉ? Kiếp phù sinh là con thuyền trên biển khổ, phiêu dạt mà chẳng tự do. Không bến không bờ khó lòng neo đậu, thường rong ruổi chốn hiểm nguy của ngư long. Nguyện quay đầu là bờ, đừng đợi tới khi sóng dập thuyền tan.
Mọi loại cây đều phải có rễ mới có thể sinh trưởng, nếu cây mà không có rễ ắt không thể dài lâu. Con người sinh ra trong cõi đời, sinh lão bệnh tử, trăm mối lo canh cánh bên lòng, trăm năm thoáng chốc trôi qua, cũng giống như cây không có rễ.