Luận tranh và bất tranh

Chủ nhật, 16/10/2022 17:12

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, sở chúng nhân chi sở ố, cố cư ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, giữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời. Phù duy bất tranh, cố vô ưu.” Tức là: Lành thay như nước. Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, ở chỗ mọi người đều ghét, cho nên gần Đạo. Ở thị lựa nơi chốn, tâm hồn thời thâm trầm sâu sắc, giao tiếp với người một mực nhân ái, nói năng thành tín, lâm chính thời trị bình, làm việc thời có khả năng, hoạt động cư xử hợp thời. Chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán thán.

Khổng Tử nói: “Quân tử vô sở tranh. Tất dã tranh hồ. Áp thượng nhi thăng, hạ nhi ẩm, kì tranh dã quân tử.”
Tức là: Khổng Tử nói người quân tử không ganh đua với ai, nếu có thì chỉ trong lúc bắn chăng? Vái nhường rồi mới bước lên, khi lui xuống thì mời người kia uống rượu. Ganh đua nhau như vậy mới là quân tử.

Ngày nay luận Đạo đã có rất nhiều phương thức khác nhau, và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Mà thế giới công nghệ với các công cụ, đã làm cho việc thảo luận trở lên thuận tiện từ việc trao đồi thông tin học hỏi cho đến giải trí. Tuy nhiên, cũng thường xuyên xảy ra việc tranh chấp và làm tổn thương hòa khí. Điều này dẫn đến các chủ đề như Vì sao phải tranh, Tranh để làm gì? Tranh là như thế nào?... Chúng ta thấy chữ “Tranh” đã để lại cho cuộc sống sinh hoạt thường nhật của chúng ta rất nhiều cảm xúc khác nhau. Những cảm xúc này khó có thể nói vắn tắt trong vài dòng được, cho nên ở đây chúng ta chỉ tạm luận đàm về tranh và bất tranh trong khuôn khổ Đạo học.

Việc tranh luận không có gì khác hơn là hi vọng người khác đồng ý, hoặc ít nhất là không phản đối quan điểm của mình, hoặc hi vọng người khác sẽ thay đổi quan điểm để phù hợp với quan điểm của mình, và sau đó ta muốn chứng minh rằng ta đúng người khác sai. Trên thực tế, mặc dù trời không có 2 đạo, thánh cũng không có 2 lòng, nhưng vì tâm tính, và suy tư của chúng nhân, cùng với kinh nghiệm sống không giống nhau, khó có thể thống nhất nhận thức về cảm ngộ nhân sinh đối với Đạo. Vì vậy chúng ta không nên áp đặt ý tưởng của mình lên ý tưởng của người khác. Hãy lùi lại một bước để bạn không thể áp đặt nó, điều này giống như với việc đổ thêm dầu vào lửa, thay vào đó làm thế nào để cái tâm thanh tĩnh của chính mìnhkhông bị đốt cháy. Còn đúng sai thì tự ai người ấy sẽ rõ, ai đục thì tự đục, ai trong thì tự trong, nếu ta tự bày tỏ quan điểm riêng của mình, chắc chắn điều đó đã đủ hay không?vậy tại sao ta phải lao tâm thương thần để chứng minh điều đó. Hơn nữa đúng hay sai thường là tương đối, cái gì đúng cho mình, sai cho người khác thì làm sao có thể chứng minh được?

Như Trang Tử đã nói: “Thử diệc nhất thị phi, quả thả hữu bỉ thị hồ tai? Quả thả vô bỉ thị hồ tai? Bỉ thị, mặc đắc kì ngẫu vị chi Đạo xu” Tức là: Đó cũng là một lẽ phải trái của đó, mà đây cũng có một cái lẽ phải trái của đây. Quả có đó đây chăng? Quả chẳng có đó đây chăng? Đó và đây mà không gặp chỗ đối đãi của nó thì gọi là cốt Đạo.

'Ngoài ra, chúng ta hãy suy nghĩ về những điều dưới góc độ của những người hiếu tranh, thực ra đa số họ hiếu tranh không phải vì danh lợi, không phải vì thực sắc, chỉ là tâm lý của họ tịch mịch hiu quạnh cô đơn, tâm linh cô độc, hoặc cực kì thiếu tự tin, rất mong muốn người khác công nhận để an ủi sự trống rỗng trong lòng và nâng cao sự tự tin của bản thân. Đối với người như vậy, chúng ta nên thấu hiểu và bao dung hơn, dù không đồng ý với quan điểm của họ, chúng ta chỉ cần chỉ racho họ con đường đi phương hướng mục đích hợp lí, còn việc người đó lựa chọn như thế nào, chúng ta không thể và không có khả năng can thiệp. Đúng là có rất nhiều quan điểm khác nhau, và rất khó để bảo chứng cho được bất tranh. Bất tranh nó có ý vị là tất cả mọi người đều có thể đắc Đạo thành thánh, nếu làm được như vậy, sẽ khiến cho tâm của chúng ta sẽ không bị chết đi mà cứng lại như đá, vì vậy để giao lưu và cùng thăng tiến, chúng ta phải trải qua tranh. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, nếu như không có bách gia tranh minh, làm sao có thể có một nền văn hóa ngàn năm vẻ vang huy hoàng?

Khổng Tử nói: “Quân tử vô sở tranh”, nhất định phải tranh, vì vậy khi tranh, trước tiên chúng ta phải kính lễ, sau khi tranh kết thúc, hãy cùng nhau nâng ly rượu nhỏ, đây chính là cái tranh của người quân tử. Cho nên chúng ta nhất định phải tranh, chúng ta phải tranh để trở thành người quân tử. Khi tranh thì có thể mặt đỏ tai tía, nhưng có thể phách án kinh lãng, nhưng không được có những ngôn ngữ xúc phạm cá nhân như chế giễu mỉa mai, nhục mạ. Cho nên cái gọi là quy luật đều bắt đầu từ tâm, tướng do tâm sinh, nếu miệng ta xuất ra những ngôn từ như vậy, người khác biết nước ở trong lòng bạn là gì? Truyền thuyết về Tô Đông Pha và Phật Ấn là một giai thoại khó quên.

Chuyện kể rằng Tô Đông Pha vốn có mối giao hảo với Thiền sư Phật Ấn, một thiền sư nổi tiếng đạo hạnh thời Tống. Một hôm, họ Tô sáng tác được một bài thơ lấy làm đắc ý lắm, bèn cho người mang tặng Thiền sư Phật Ấn đang tu ở chùa Kim Sơn. Bài thơ như sau:
“Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan tọa tử kim liên”.
Tôi tạm dịch thơ rằng:
Cúi đầu đỉnh lễ Pháp vương
Hào quang tỏa sáng mười phương rõ ràng
Tám gió chẳng động tâm tàng
Ngồi nghiêm trên đóa sen vàng nguy nga
Thiền sư Phật Ấn xem xong bài thơ, chẳng nói gì, chỉ cầm bút phê vào đó hai chữ phóng thí (trung tiện) và cho người đem về trình lại Tô Đông Pha.
Đúng như Phật Ấn dự đoán, Tô Đông Pha xem xong lời phê, đùng đùng nổi giận, không nhịn được nên lập tức vượt sông để sang hỏi Phật Ấn cho ra lẽ.
Gặp nhau ở bến sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: Bài thơ của tôi sai sót chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ trung tiện kia?.
Thiền sư Phật Ấn cười khà khà: Ông nói tám gió thổi không động mà chỉ một cái trung tiện đã phải bay sang sông rồi. Tô Đông Pha chợt ngẩn ra, hiểu thâm ý của Thiền sư Phật Ẩn nói rằng tâm mình chưa bất động.
Bát phong là tám ngọn gió đời, theo Phật Giáo, chúng bao gồm:
1. Lợi (lợi lộc)
2. Suy (hao tổn)
3. Hủy (chê bai chỉ trích)
4. Dự (gián tiếp khen ngợi người)
5. Xưng (trực tiếp ca tụng người)
6. Cơ (dựng việc giả để nói xấu người)
7. Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não)
8. Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan).

Sau khi tranh kết thúc, không nên nói chuyện thắng thua, ta thường không nhìn thấy thành công hay thất bại, đúng hay sai. Mọi người thường thưởng thức rượu và hát khúc hát để kết thúc, dư âm còn đọng lại, thật đẹp phải không nào.

Tất nhiên một tiền đề của tranh là phải có sự tranh chấp. Nói thẳng ra rằng,phải có mực thướcở trong bụng. Khi chúng ta thảo luận là ta muốn bày tỏ quan điểm của mình, nhất định trước tiên hãy ngồi chắc chắn trên chiếc ghế lạnh, rồi làm quen với những kiến thức liên quan, có được những thành tựu nhất định, nếu không ta nên thỉnh giáo cái hư tâm, thay vì vội đưa ngay ra kết luận, thì ta nên sửa sang lại chính mình, nghe bằng con tim để mình thấu hiểu.

Tuy nhiên, Lão Tử nói rằng kẻ thượng thiện giống như nước, thiện trợ giúp người mà bất tranh, cho nên nó mới gần với Đạo, đây có phải 1 sự mâu thuẫn hay không, tất nhiên nhưng không phải bởi Lão Tử từng nói: “Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi”. Tức là: Theo học ngày một thêm, theo Đạo ngày một bớt. Bớt rồi lại bớt, đến mức Vô vi.

Học chính là lợi ích, là quá trình tích lũy kiến thức bằng cách thực hiện sự học, ở giai đoạn này, chúng ta phải tiếp tục nâng cao kiến thức của mình, và chúng ta phải tranh luận, phải hỏi và phải thảo luận, vì Đạo là quá trình thể ngộ hóa thông, đó là nội hóa những gì đã học được từ bên ngoài, đây chính là quá trình bế quan, những tưởng những điều này là vì chính mình, còn đối với người khác, người thượng thiện cũng tức là người có Đạo, người đó không ép buộc người khác, người đó luôn tôn trọng người khác, người đó không nói dăm ba câu để điểm hóa, có thể khiến cho người khác được điểm hóa, tự nhiên cảm kích ùa về, người không thể chuyển hóa có thể tùy duyên mà ra đi, lại phải tu nhất chăng,.

Lão Tử nói: “thánh nhân bất tranh, thiên hạ mặc năng dữ chi tranh”. Tức là: vì không tranh giành với ai, nên không ai tranh với mình.

Nếu thực sự ta là người có Đạo chân chính, người hướng Đạo sẽ quy y tự nhiên, còn những người không hướng tâm theo Đạo, thay vào đó, đấy chính là điều bất cập.

Tóm lại, tranh hay là bất tranh đều là thuận theo Đạo pháp tự nhiên, lấy Đạo làm Tông, lấy Đức làm Chỉ, lấy hòa làm nền tảng, Tôi hi vọng có thể chia sẻ với các Đạo hữu ở khắp nơi trong thiên hạ, để đồng chứng thái hòa.

Ý kiến bạn đọc