Phương pháp tu Đạo của Lão Tử

Chủ nhật, 16/10/2022 11:13

Lão Tử miêu tả con đường sinh mệnh huyền ảo là một con đường từ trí cảnh đến đắc Đạo. Không những có thể trường sinh cửu thị mà còn có trí tuệ tối thượng. Tuy nhiên, làm thế nào để đến được Đạo cảnh đó mới là một vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất và cũng là một vấn đề, một câu hỏi quan trọng nhất. Đáng tiếc, Lão Tử lại không đưa ra một chuyên đề bàn luận chi tiết và không có một luận thuật rõ ràng, trong các phương pháp lại có vẻ rời rạc, mơ hồ. Cho đến nay, dẫu có rất nhiều bản bình luận, chú giải nhưng nó vẫn còn mơ hồ, mông lung, khó hiểu.

Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa

Dựa trên ý nghĩa của Lão Tử, tham khảo diễn giải của nhiều trường phái khác nhau, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân. Bài viết này thực sự mong muốn thực hiện một phần nào đó để quy nạp khiến cho nó trở thành một vấn đề nhất định để cho người học Đạo nhập môn hay những người có kinh nghiệm cuối cùng đều có tâm pháp tối thượng nhằm thảo luận về những vấn đề, những ý tưởng cơ bản và nội dung chủ yếu của phương pháp tu luyện đó.

1. Chuyên khí chí nhu là sơ môn nhập Đạo.
Đạo gia có một quy trình tu Đạo vô cùng hoàn chỉnh, đầy đủ và chi tiết. Từ luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp Đạo. Trong đó, tập trung và linh hoạt là kĩ năng cơ bản cần phải trải qua, nó cũng là phương tiện để nhập Đạo hiệu quả nhất. Lão Tử nói: “Chuyên khí chi nhu, năng như anh hồ”, tức là: “Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, hoàn toàn theo được Đạo trời, giống như đứa trẻ hay chăng?”.

Chúng ta có thể tạm hiểu nó là việc điều chỉnh hơi thở một cách chuyên nhất, khiến cho nó không bị hỗn loạn, khiến cho tư duy ý thức có một trật tự nhất định. Trong quá trình này càng ít tư dục ham muốn thì hơi thở sẽ càng nhẹ nhàng, càng tập trung hơn và khiến cho ta càng ít rơi vào những suy nghĩ mông lung, loạn tưởng hay tọa bệnh, lơ mơ, hôn trầm, không rõ, cuối cùng nó có thể thuần khiết giống như: “năng như anh nhi”. Đối với việc làm thế nào để đạt được cảnh giới này có thể được mở rộng và giải thích từ ba khía cạnh khác nhau.

Đầu tiên là làm thế nào để điều hòa được hơi thở? Lão Tử không ghi chép một cách cụ thể từng bước của điều tức mà chỉ nói về tầm vĩ mô của nó. Tuy nhiên, từ xưa đến nay các phương pháp điều tức của Đạo giáo đều không giống nhau, cốt lõi tập trung vào hơi thở và giảm sự can thiệp, sự nghi hại của suy nghĩ, sựtư lự đối với thân tâm. Các phương pháp cụ thể bao gồm: sổ tức và thính tức. Ở đây nó lại được bổ sung bằng phương pháp hồi quang điều tức. Trong Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ có nói: “Trí thông minh chẳng qua chỉ là một ánh linh quang. Sau khi ngồi nhắm mắt lại, cần phải định ra một quy tắc. Khi huyễn cảnh đó được đặt ra, e rằng khó có thể có được, tức là lúc này cần phải tồn tưởng để tâm thính tức. Hơi thở ra vào không nên nghe bằng tai, chỉ nghe cái vô thanh, khi có âm thanh to lớn nổi lên mà không một tiếng nhỏ lọt vào tức là lại tâm, đó là những thứ nhỏ nhẹ, càng buông xuống càng nhỏ, càng nhỏ lại càng tĩnh,lâu dần đột nhiên đứt đoạn.”

Hai là, làm thế nào để điều chỉnh hơi thở khiến cho hơi thở hòa nhuận? Những luận thuyết này không thể rõ ràng hơn. Điều này là phù hợp với chủ đề tư tưởng của Đạo luận trong Lão Tử, điều tức cao minh nhất, khôn ngoan nhất là điều mà Trang Tử đã nói: “Có một vị chân nhân thời cổ khi ngủ chẳng mơ, khi thức chẳng lo lắng, khi ăn chẳng ngon, hơi thở của chân nhân ấy đến từ gót chân, hơi thở của chúng nhân thì từ hầu họng.”

Ba là, kì thực điều này chỉ khác phương pháp hồi quang điều tức ở trình độ, còn hoàn cảnh hay miêu tả lời nói tuy khác nhau nhưng cuối cùng đều đồng quy vi nhất và không khác gì cái gọi là chuyên khí chí nhu của Lão Tử.

Thứ đến là Thân tâm nhu hòa.
Vương Bật từng nói: “Chuyên cũng là nhiệm, chí cũng là cực độ. Hãy để lời nói tự nhiên như khí và nhẹ nhàng hòa nhã nhất”. Hà Thượng Công từng nói: “Tâm nên chuyên nhất hoà nhu mà thần khí thực tại”. Trên thực tế mà nói hô hấp và thân tâm nhu hòa là thống nhất. Điều tức chuyên nhất thì thân tâm tự nhiên thuần nhu, mà thân tâm nhu nhuyễn thì hô hấp tự nhiên chuyên thuần. Tâm nhỏ thì tức nhỏ, tâm nhất tức là động khí. Tức nhỏ tức là tâm nhỏ, khí nhất tức là động tâm. Định tâm tất trước tiên phải định khí. Cũng có thể tâm không nhập thổ vì vậy mà duyên khí là đầu mối cho nên phải giữ được thuần khí. Chuyên khí dùng cái chí nhu để làm nhất thể, tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau để nhập đạo.

Thứ tới coi đay là công phu trong cuộc sống hàng ngày. Thường ngày làm được việc thủ nhu bất tĩnh càng nhiều càng tốt, tức là tâm khí của con người càng ngay thẳng, chuyên khí trong tĩnh càng nhẹ nhàng thì càng thâm sâu. Vì lẽ đó, Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời. Phù duy bất tranh, cố vô ưu”. Tức là: “Lành thay như nước. Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh ở chỗ mọi người đều ghét cho nên gần Đạo. Ở thì lựa nơi chốn, tâm hồn thời thâm trầm sâu sắc, giao tiếp với người một mực nhân ái, nói năng thành tín, lâm chính thời trị bình, làm việc thời có khả năng, hoạt động cư xử hợp thời. Chính vì không tranh nên không ai chê trách oán thân.”

Hay, Lão Tử từng nói: “Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường” tức là: “Thấy được tế vi mới là minh, giữ được mềm yếu mới là cường”. Những lời nói này chính là phương pháp tu Đạo của Lão Tử, không phải từng bước đơn lẻ mà nó thực sự liên quan đến những sự việc thực tế trong cuộc sống. Hành vi càng ngay thẳng thì đạo đức càng cao, chuyên khí chí nhu lại lên một tầng cao khác. Tuy nói là nhập đạo sơ môn nhưng thực ra đây là trình độ từ cạn đến sâu. Lão Tử từng nói: “Ngô ngôn thậm dịch chi, thậm dịch hành. Thiên hạ mạc lăng chi, mạc năng hành”. Tức là: “Lời ta rất dễ biết, rất dễ làm, thiên hạ chẳng biết chẳng làm”. Trong số đó có tĩnh tọa chuyên môn và cũng có những yêu cầu cao về động tĩnh câu trệ. Nếu ta có thể tiến nhập vào trong Đạo môn ta càng phải đối diện với sự hư tĩnh thâm sâu hơn nữa.

2. Chí hư thủ tĩnh

Chí hư thủ tĩnh là một cảnh giới luận, cũng là công phu luận. Làm thế nào để tiến thêm một bước và tiếp cận với hư tĩnh? Có một số cương yếu được nói lên trong Đạo Luận của Lão Tử, điều này có thể triển khai từ bốn phương diện, bốn khía cạnh khác nhau.

Thứ nhất là, tiến sâu thêm một bước vào huấn luyện hư tĩnh kì thực là một tầng cao mới của chuyên khí chí nhu. Trong Đạo Đức Kinh có nói: “Chí hư cực, thủ tĩnh đốc”. Tức là: “Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh”.Nó có thể bảo đảm cho cảnh giới của đại Đạo miên miên bất tuyệt.

Thứ hai là, xem sự phản phục trong tu Đạo. Lão Tử nói: “Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kì phục” Tức là: “Vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng về nguồn. Xem ở đây là phương pháp thực hành mang nhiều hàm nghĩa tương đối phong phú, nghĩa sơ đẳng có thể giải thích hoặc hiểu là quan sát, kiểm tra những thăng trầm trong trạng thái của chính bản thân, từ đó để: “Địch trừ huyền lãm”. Đây là một quá trình tự trau dồi, duy trì, thuần hóa và thanh lọc của cá thể đối với công phu thủ tĩnh. Ý nghĩa sâu xa hơn là nhìn Đạo, lấy Đạo mà làm.

Trong chương 40 Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói: “Phản giả Đạo chi động. Nhược giả Đạo chi dụng”. Tức là: “Trở lại cái động của Đạo. Yếu mềm là cái dụng của Đạo”. Mặt khác, trên thực tế đó là sự phát sinh của đại Đạo diệu dụng. Vương An Thạch từng giải thích rằng: “Phục cũng chính là bản thể, là gốc. Vạn vật tịnh tác, ta có thể thấy sự phức tạp của nó không phải đến hư cực, thủ tĩnh đốc”. Ông tin rằng nếu một người không quan sát từ một cảnh giới cơ bản của Đạo là không thể thực sự chí hư thủ tĩnh. Cuối cùng làm thế nào có thể xem? Lão Tử cho rằng: ‘Thường vô dục dĩ quan kì diệu, thường hữu dục sĩ quan kì kiếu”. Tức là: “Thường không có dục để nhìn thấy được cái vi diệu của mình, thường có dục để nhìn thấy chỗ giới hạn của mình”. Nó có thể từ vô quan hoặc cũng có thể từ hữu quan bởi vì hữu hay vô đều là biểu hiện của đại Đạo. Vương Bật từng nói: Quan là ngược lại của hư tĩnh quan. Phàm hữu bắt đầu khởi từ hư, động bắt đầu khởi từ tĩnh cho nên trở về với hư tĩnh, đó cũng chính là cực đốc của vật. Tóm lại là, khi ta tiến nhập vào cảnh giới hư tĩnh, ta sẽ không thấy Đạo không ở bên trong hoặc Đạo có thể ở bên trong, tức là “vô trung kiến Đạo, hữu trung kiến Đạo”. Nội ngoại thủ tĩnh đều được dùng là một thể không trở thành đối lập.

Thứ ba là, Thủ nhu. Lão Tử thông qua toàn thiên để giải thích được một điều cốt lõi là thủ nhu xử hạng bất tranh. Muốn bảo vệ mình thì phải rút lui, muốn tiến lên thì phải ở lại, muốn đứng lên thì phải cúi xuống. Thủ nhu xử hạ là một trong những tam bảo của Lão Tử:  “Ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi, nhất viết từ, nhì viết kiệm, tam viết bất cảng, vi thiên hạ tiên”, tức là: “Ta có ba báu vật, ta hết sức nắm giữ chắt chiu, một là khoan từ, hai là tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ”. “Bất cảm vi thiên hạ tiên” chính là cư hậu. Thủ nhu xử hạ không phải là không tiến lên mà là hội tụ trên đại Đạo, mở rộng sinh mệnh và nhìn về mọi hướng từ đó nhìn về tình hình chung tốt hơn.

Trong chương 7 Đạo Đức Kinh, Lão tử từng nói: “Thiên trường địa cửu, thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kì bất tự sinh, cố năng trường sinh. Thị dĩ thánh nhân, hậu kì thân, nhi thân tiên. Ngoại kì thân, nhi thân tồn”. Tức là, trời dài đất lâu. Sở dĩ dài lâu vì không sống cho chính mình, vậy nên trường sinh. Vì vậy, thánh nhân để thân ra sau mà thân ở trước, để thân ra ngoài mà thân còn. Trần Cổ Ứng cũng nói: “Người có Đạo khiến cho tự mình có thể thoái lui, ngược lại cũng có thể dành được sự ưu ái bằng cách tự đặt mình ra bên ngoài, có thể bảo toàn được sinh mệnh của mình”. Những nội dung này thường được các nhà nghiên cứu cho là dùng thủ đoạn để bảo vệ bản thân mình, nhưng trên thực tế, đây là sự vận hành thực sự của Đạo trí tuệ. Đây chính là cảnh giới hư tĩnh thực sự của thân tâm.

Thứ bốn là Giảm tổn, “Dĩ Đạo quan chi”, “Vô vi nhi vô bất vi” của Lão Tử ngay cả những phương pháp và nguyên tắc từ quả dục, xử hạ, hư tĩnh, trên thực tế nó là một loại chỉ hướng để bảo tồn, hàm chứa dưỡng sinh bảo mệnh cá nhân. Căn nguyên của điều này nằm ở sự phủ nhận những trở ngại của bản thân. Cốt lõi của chướng ngại này không phải là ngoại vật mà là một ý niệm ngoan cố do chính tự tâm mình hình thành. Đúng như câu nói của Trang Tử trong hư khiếp: “Trạc loạn lục luật, dược tuyệt vu sắt, tắc Cổ Khoáng chi nhĩ, nhi thiên hạ thủy nhân, hàm kì thông hĩ, diệt văn chương, tán ngũ thái, giao Ly Chu chi mục, nhi thiên hạ thủy nhân, hàm kì minh hĩ. Húy sắc câu thằng nhi khi quy củ, ý công thùy chi chí, nhi thiên hạ thủy nhân, hữu kỉ xảo hĩ”. Tức là tung hê lục luật, hủy tan các loại nhạc khí, bịt tai Sư Khoáng thì người trong thiên hạ mới giữ được thính giác ban đầu, vứt bỏ trang sức, ly tán ngũ sắc, dán chặt mắt Ly Chu lại thì dân trong thiên hạ mới giữ được thị giác vốn có, hủy ke cong, thước góc, dây mực, chặt đứt tay Công Thùy thì người trong nước mới bảo tồn được trí sảo nguyên sơ. Vì vậy mới có câu nói “Tuyệt thánh khí chí, tuyệt nhân khí nghĩa”

Lão Tử trong chương 48 Đạo Đức Kinh khi đàm luận về Đạo có nói: “Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi”. Tức là: “Theo học ngày một thêm, theo Đạo ngày một bớt, bớt rồi lại bớt đến mức vô vi”. Người tu Đạo chân chính coi trọng giảm tổn. Giảm tổn đến trí cực chính là bản căn thuần tịnh của sinh mệnh, chính là điểm nguyên chất tương hợp với Đạo.

Bản chất của chí hư thủ tĩnh cũng chính là giảm tổn đến cùng cực, trình hiện ra con đường vốn có của đại Đạo. Cho nên, Lão Tử nhiều lần khuyên ngăn rằng ngay cả đối với bậc thánh nhân cũng nên khứ thậm, khứ xa, khứ thái. Tức là: “Ngăn sự thái quá, sự xa xỉ, sự tham lam”. Các kĩ xảo trong phần này trên thực tế rất khó định lượng thành một số tiêu chuẩn và dữ liệu cố định. Sự diệu dụng tuyệt vời với giữ được nhất tâm. Cốt lõi của nó là sự duy trì, thân tâm chuyên nhu, tiến nhập vào hư tĩnh, nhược vong nhược tồn, miên miên bất tuyệt. Khi đó, tính chất tự túc tự sinh của Đạo, tính chất đó có thể làm nhuận ẩm vạn vật và có thể được bộc lộ. Mà ở đây, vô vi nhi vi sẽ được thảo luận ở dưới đây.

3. Tâm pháp cuối cùng là vô vi nhi vi.
Vô vi nhi vi là gì? Vô vi nhi vi không chỉ là chức năng, công dụng hiển nhiên của cảnh giới Đạo mà còn là kim chỉ nam để mỗi cá nhân có thể cảm nhận và lĩnh hội Đạo. Cách hiểu chính thống hiện nay thường chú thích “Vô vi là không làm gì”, nhưng căn cứ theo cách miêu tả và diễn đạt của Lão Tử thì ý nghĩa này có vẻ là sâu sắc hơn.

Lão Tử từng nói: “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”. Tức là: “Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật”. Và Lão Tử cũng nói: “Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô”. Tức là: “Thiên hạ vạn vật sinh tử có, có sinh tử không”. Hàm ý của vô tức là Đạo, vô vi kỳ thực là Đạo vi, cũng tức là từ hư hóa vô do đại Đạo tự nhiên tự tác, vô có thể không làm gì, vô có thể không thành. Vì vậy, “Vô vi nhi vi” chính là dữ Đạo hồn nhiên, nhậm vận chúng diệu.

Theo nghĩa này, vô vi nhi vi thực sự là tâm pháp tối thượng của phương pháp tu Đạo. Là tâm pháp tối thượng tác vi, nó tập trung ở việc sử dụng tuyệt vời ba khía cạnh. Đầu tiên, là vô vi. Đây là phương pháp chỉ dẫn tu Đạo. Trong hoàn cảnh bình thường, hành động của mọi người được thực hiện dưới góc độ cá nhân vô cùng hạn chế, đây chắc chắn là một bước thụt lùi ở mọi nơi và hiệu quả là có hại. Chỉ bằng cách dữ Đạo câu thông, đứng trên đỉnh cao của đại Đạo là vô vi nhi vi mới có thể thực sự hoàn thành được việc xây dựng nền móng trước “Đạo”. Bước vào cánh cửa đầu tiên của Đạo, chí hư thủ tĩnh, tiến nhập đại Đạo. Do đó, nó có khả năng vô hạn về tầm nhìn và sức mạnh. Cốt lõi của việc vô vi nhi vi là cốt lõi tiến nhập sâu vào góc độ và tĩnh định, hoảng hoảng hốt hốt, miên miên nhược tồn và nó được thể nhiệm một cách sâu sắc qua

Chương 4 của Đạo Đức Kinh: “Uyên hề tự vạn vật chi tông”. Tức là: “Đạo sâu xa man mác tựa hồ như tổ tông của vạn vật”. Từ quan điểm của Đạo, chúng ta suy ngẫm về tất cả các phương pháp tu Đạo và các vấn đề của bản thân. Suy cho cùng, giống như chương 25 Đạo Đức Kinh từng nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”. Tức là: “Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên”. Nó chính là: “Thuận thiên ứng Đạo”.

Lão Tử trong chương 54 Đạo Đức Kinh từng nói:Tu chi ư thân, kì đức nãi chân. Tu chi ư gia, kì đức nãi dư. Tu chi ư hương, kì đức nãi trường. Tu chi ư quốc, kì đức nãi phong. Tu chi ư thiên hạ, kì đức nãi phổ. Cố dĩ thân quan thân, dĩ gia quan gia, dĩ hương quan hương, dĩ quốc quan quốc, dĩ thiên hạ quan thiên hạ. Ngô hà dĩ tri thiên hạ, chi nhiên tai? Dĩ thử”. Tức là: “Nếu lấy Đạo tu thân thì đức sẽ thực. Nếu lấy Đạo mà tu sửa gia đình thì đức sẽ thừa. Nếu lấy Đạo mà tu sửa làng xóm thì đức sẽ phong thịnh. Nếu lấy Đạo mà tu sửa thiên hạ thì đức sẽ phổ quát. Cho nên, lấy thân xét thân, lấy nhà mà xét nhà, lấy làng xóm mà xét làng xóm, lấy nước mà xét nước, lấy thiên hạ mà xét thiên hạ. Ta làm thế nào mà biết thiên hạ?

Bằng cách trên.” Sở dĩ Lão Tử có thể đạt được việc tu dưỡng đại Đạo là bởi vì ông nhìn thấy nó bằng cách trên. Cách này đại diện đại biểu cho việc vận dụng và áp dụng Đạo ở tất cả mọi tầng thứ. Muốn tu Đạo, chỉ có thể tiến vào cảnh giới vô vi, lấy việc quan sát, tu Đạo, dùng Đạo mới có thể điểm được đại Đạo, thân dữ Đạo đồng.

Hai là, tận dụng vô vi để sử dụng nó một cách tuyệt vời nhất trên thế gian. Có một câu hỏi cần được nhắc lại là: tư tưởng của Lão Tử được sản sinh là để giải quyết các vấn đề gì? Phải chăng là để giải quyết các vấn đề tự thân của con người, con người vượt lên trên mọi sự vật ngoài ngoại cảnh, duy trì trạng thái vô vi để đạt đến vô bất vi. Kì thực, là để tối đa hóa giá trị tồn tại của cuộc sống,

Lão Tử nói trong chương 11 của Đạo Đức Kinh như sau: Tam thập phúc, cộng nhất cốc. Đương kì vô, hữu sa chi dụng. Duyên thực dĩ vi khí. Đương kì vô, hữu khí chi dụng. Tạc hộ dũ dĩ vi thất. Đương kì vô hữu thất chi dụng. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng”. Tức là: “Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ chỗ trống không mới có cái dùng của xe. Nhào đất để làm chén bát. Nhờ chỗ trống không mới có cái dùng của chén bát. Đục cửa lớn cửa sổ để làm nhà. Nhờ chỗ trống không mới có cái dùng của nhà. Cho nên lấy cái có để làm cái lợi, lấy cái không để làm cái dụng”.

Trong chương 57 Đạo Đức Kinh luôn nhấn mạnh vai trò hữu hình của Đạo, về mặt trị lý, lấy: “Dĩ chính trị quốc, dĩ kì dụng binh, dĩ sự vô sự thủ thiên hạ. Tức là: “Lấy ngay thẳng để trị nước, lấy mưu mô để dùng binh, lấy mưu sự để được thiên hạ”.

Trong chương 3 của Đạo Đức Kinh có nói: “Bất thượng hiền sử dân bất tranh. Bất nghĩ nan đắc chi hóa, sử dân bất vi Đạo. Bất kiến khả dụng, sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhân, chi trị hư kì tâm, thực kì phúc, nhược kì chí, cường kì cốt. Thường sử dân vô chi vô dục. Sở phù trí giả bất cảm vi dã. Vi vô vi, tắc vô bất trị”. Tức là: “Không sùng thượng hiền khiến cho dân không tranh. Không quý của khó được. Khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng ham muốn khiến cho lòng dân không loạn. Vì vậy, phép trị nước của thánh nhân là làm cho dân: Trống lòng, lo dạ, yếu chí, mạnh xương. Thường khiến cho dân không biết, không ham. Khiến cho kẻ trí không dám làm gì cả. Làm theo phép vô vi, thời không gì là không trị”.

Trong việc tu Đạo, cần phải: “Tổn chi hựu tổn”, lấy chí ở vô vi. Về mặt giáo hóa, chúng ta phải giống như chương 2 Đạo Đức Kinh từng nói: “Thị nhĩ thánh nhân, sử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo”. Tức là: “Thánh nhân dùng vô vi mà xử, dùng vô ngôn mà dạy dỗ”. Về phương diện bảo thân toàn tâm phải lấy trường sinh cửu thị, vô tử địa. Tuy nhiên, tất cả những điều này phải được thực hiện bởi lý niệm vô vi và quán triệt vô vi, dẫn lĩnh quán chiếu mới có thể không đi đến việc mặt đối mặt mà rơi vào tác hại của lợi dục.

Thứ ba, lấy việc an tuần tự thân sinh mệnh gắn với vô vi. Mục đích cuối cùng của Đạo học ở Lão Tử là làm cho con người đạt được trạng thái dữ Đạo hồn thành, tòng nhi tự tại, đạt đến cảnh giới tự túc tự tác. Cuộc sống của con người theo nghĩa chung thường tồn tại ở dạng cơ bản là mong muốn, tất yếu sẽ dẫn đến những hạn chế và những khiếm khuyết khác nhau về sinh mệnh cuộc sống. Vô vi trên thực tế là sự mở rộng và tối đa hóa giá trị của sinh mệnh cuộc sống, sự tối đa hóa không còn bị giới hạn bởi độ hẹp của dục vọng.

Lão Tử từng nói trong chương 7 Đạo Đức Kinh như sau: Phi dĩ kì vô như gia? Cố lăng thành kì tư”. Tức là: “Phải chăng vì không riêng tây, nên vẫn thành được cái riêng tây? Từ biểu hiện chung của nó, có thể thấy rằng khi một người đạt đến trạng thái vô vi, những gì trong sinh mệnh và cuộc sống thể hiện là sự viên mãn, sự trong sáng không chút hối tiếc, sự thuần khiết trong sạch có thể tiến hay lui, có thể được hay mất, không sợ đắm chìm trong tủi nhục.

Và có thể duy trì một sự tỉnh táo khi đối diện với dục vọng hỗn độn ngổn ngang mà trong chương 20 Lão Tử từng nói: Tuyệt học vô ưu. Duy chi dự a, tương khứ kỉ hà. Thiện chi dữ át tương khứ nhược hà. Nhân chi sở úy, bất khả bất úy. Hoang hề kì vị ương tai. Chúng nhân hi hi, như hưởng thái lao, như đăng xuân đài. Ngã độc bạc, hề kì vị triệu, như anh nhi chi vị hài. Luy luy hề nhược vô sở quy. Chúng nhân giai hữu dư, nhi ngã độc dược nhược di. Ngã ngu nhân chi tâm dã tai. Độn độn hề chúng nhân, chiêu chiêu ngã độc hôn hôn. Chúng nhân sát sát, ngã độc muộn muộn. Đạm hề kì nhược hải. Lưu hề nhược vô chỉ. Chúng nhân giai hữu dĩ, nhi ngã ngoan thả bỉ. Ngã độc dị ư nhân nhi quý thực mẫu.”

Tức là: Dứt học hết lo. Dạ với ơi khác nhau bao năm, lành với dữ khác nhau mấy tầm? Cái mà người sợ, ta há không sợ, nhưng không đến nỗi hoảng hốt mất tinh thần. Người đời hớn hở như hưởng cỗ bàn, như lên đài xuân. Riêng ta lặng lẽ chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ chưa biết mỉm cười. Dáng điệu phờ phạc, lênh đênh vô định. Chúng nhân có thừa, riêng ta thiếu thốn. Lòng ta ngu dốt thay, mù mịt thay. Người đời sang chói riêng ta mịt mù. Vắng lặng như biển khơi, vi vu như gió thổi. Mọi người đều có chỗ dùng, riêng ta ngu xuẩn, thô kệch. Riêng ta sống khác người, vì không lìa xa mẹ tự nhiên. Trạng thái sống của Lão Tử là tự túc, là dữ đại Đạo hợp nhất. Ông giống như chương thứ 9 của Đạo Đức Kinh từng nói: “Công thành danh toại, thân thoái thiên chi Đạo.” Tức là: “Thành công thành danh rồi thì nên lui thân, ấy là Đạo trời.” Chí thân ở vô vi quay về với tự thân, quay về tự cho đầy mình mà mặc nhiên làm mà không nói, dạy thầm mà không nói.

Đánh giá những điều trên, Lão Tử gần như trong toàn bộ tác phẩm của mình đều xoay quanh cách làm thế nào để hòa nhập với Đạo? Làm thế nào để dung hợp với Đạo? Làm như thế nào để vận tác và triển khai chúng diệu? Lão Tử kỳ thực đã lặp đi lặp lại cùng một điều, cùng một câu hỏi, cùng một vấn đề là: Tu Đạo như thế nào? Chỉ là một chuyên đề mang tính tường thuật, ghi chép cụ thể, chi tiết về việc tu Đạo. Nhưng, nhìn vào hệ thống tư tưởng của nó, kết hợp với một số chú thích của các thế hệ đời sau và sự tiếp xúc của nhiều nhà tu Đạo luận thuật, không khó phát hiện ra những tư tưởng và những phương pháp cơ bản của tu Đạo.

Ý kiến bạn đọc