Tìm hiểu những cấm kỵ của Đạo giáo.

Chủ nhật, 16/10/2022 17:44

Những điều cấm kỵ trong Đạo giáo dần dần được hình thành dựa trên các cơ sở cấm kỵ trong dân gian cổ đại và tín ngưỡng Đạo giáo nguyên thủy. Bất kể là người tham gia vào Đạo môn hoặc người phàm tục cũng nên chú ý đến các nghi lễ Đạo môn và những cấm kỵ của Đạo môn. 

Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa

Bài viết này sẽ đưa ra và giới thiệu một số cấm kỵ của Đạo môn.
Trong hoạt động tông giáo của Đạo giáo còn được gọi là trai tiếu, là một biểu hiện hình thức của tín ngưỡng Đạo giáo.  Đạo giáo tiến hành hoạt động tiếu đàn trong tông giáo, tức là nơi thần linh giáng xuống, nơi đó vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Do vậy xung quanh có pháp khí và các hoạt động của tiếu đàn, nó vô cùng tự nhiên và cũng vô cùng thánh khiết, nhiều điều cấm kỵ cũng bắt đầu phát sinh từ đây. 

Đàn tràng cấm kỵ với tinh thần chung là: Các thứ uế tạp không được cho vào trong đàn tràng. Cũng có nghĩa là, khi cử hành nghênh chân kỳ phúc Đạo tràng của Đạo giáo, không được để những đồ vật ô uế như: tang tóc, bệnh tật, gia súc vào trong Đạo tràng. Người thân lâm đến tiếu đàn chủ yếu là đạo sĩ, cũng cần phai chú ý đến các điều cấm kỵ.
Căn cứ vào Tam Động Chân Văn Ngũ Pháp Chính Nhất Minh Uy Thành Nghi có nói: 
Các cấm kỵ của trai tiếu đại khái có 7 điều, tức là:
Không được uống rượu.
Không được ăn ngũ tân.
Không để người khác ngồi cùng.
Không được nhìn vào cái chết mà phải nhìn vào cái sống.
Không được sân nộ.
Không được bi ai.
Không được thấy máu.

Ngoài ra những người trong tiếu đàn không được ăn thịt trâu. Khi Đạo giáo cử hành các hoạt động tông giáo, tiếu đàn cần được phải thanh tĩnh, mà bản thân Đạo sĩ cũng phải giữ gìn và bảo trì để cho thân được thanh tịnh. Trước khi tiến hành nghi thức, Đạo sĩ thông thường phải trai giới mộc dục. Khi Đạo sĩ mộc dục cấm kỵ tục nhân kiến dục. Cho nên tu mộc dục được tiến hành trong mật thất, mà cấm kỵ không được sử dụng các thứ nước không sạch.

Đạo giáo khi tế, cúng bái thần tiên thường dùng hương, hoa, đèn, nước, quả, 5 loại tế phẩm này phụng hiến và dâng lên thần đàn, gọi là trai cúng. Trong trai cúng 5 loại cúng phẩm này cũng có các quy định và cấm kỵ.
Hương là vật để đạo sĩ, tín đồ giao thông và cảm ứng với thần tiên. Đạo sĩ phải biện hương, tín chúng cầu thần cũng phải thượng hương, khi thượng hương, người trì hương phải giữ cho tay mình sạch sẽ, nên nhớ “Tín thủ niêm hương, xúc dĩ tinh uế”. 

Hiện nay hoa để cúng thần tiên thường dùng là mai lan trúc cúc, 4 loại hoa của 4 mùa được coi là thượng phẩm, thứ đến là thủy tiên, mẫu đơn, hoa sen. Kính thần sử dụng hoa tươi, coi trọng cái hương thơm đầu tiên thanh khiết, còn không có mùi hương hoặc mùi hương mãnh liệt khiến người ta chán ngán thì cấm không được dâng cúng cho thần tiên.

Tiếu đàn đốt đèn thường dùng dầu vừng để đốt, cấm không được sử dụng các loại mỡ của các loài lục súc để đốt, nếu không sẽ làm ô uế nơi thờ tự các vị thần linh.

Nước của Đạo môn phụng hiến trên trai đàn thường gọi là “Thất bảo tương”, không sử dụng nước chưa được đun sôi và nước không sạch.

Đạo giáo cúng quả, tất phải sử dụng quả mới tinh khiết, đôi khi trong một số tiếu đàn các loại thạch lựu, mía, và các vật uế tạp sống ở trong bùn lầy không được dâng cúng. Ngoài ra những thức ăn đã ăn rồi, bí đao, ổi, mận, hoặc chỉ một đĩa đồ ăn cũng không thể dùng để cúng tế thần linh.

Đốt hương kính thần là hành vi tín ngưỡng của Đạo giáo. Cho nên người đốt hương không thể không thành kính, tất nhiên cần phải tránh các điều cấm kỵ. Các điều cấm kỵ trong đốt hương của Đạo giáo chủ yếu là: các ngày Mậu không được đốt hương, tránh thắp 2 nén hương để cúng thần tiên. Đạo giáo tế tự cúng bái thần tiên thông thường nhất định phải dâng 3 nén hương, cấm kỵ dùng tay phải để niêm hương, phải dùng tay trái trì hương và tay phải hộ hương, cấm kỵ dùng miệng cắn hương, cũng không được dùng miệng ngậm hương. Đốt hương tránh quay đầu lại, tâm thần phải chuyên nhất, tránh dùng lửa trong bếp để đốt hương.
Trong Đạo môn mang đậm không khí linh thiêng của thần thánh, và mang đậm màu sắc tôn giáo, yêu cầu về trang phục, các cấm kỵ rất nhiều, chủ yếu bao gồm: Cấm làm nhơ bẩn và khinh nhờn pháp phục, cấm để cho pháp phục không được sạch sẽ, tránh sử dụng quần áo và đồ trang sức hoa mỹ làm như vậy rất khó phân biệt được với tục nhân. Cấm kỵ mượn pháp phục của người khác.

Về phương diện ẩm thực, một phần rất quan trọng trong phép dưỡng sinh của Đạo giáo là những nội dung kiêng kỵ trong chế độ ăn uống. Đạo giáo đặc biệt coi trọng việc cấm rượu, thịt và ngũ tân. Hiện nay trong 2 phái của Đạo giáo, Toàn Chân Đạo còn giữ gìn theo cổ huấn, lấy khổ tâm lệ chí, không lập gia thất, cấm tuyệt huân tân, mà Chính Nhất Đạo cho phép thành gia lập thất, trừ thời gian hoạt động trai tiếu thông thường không cấm huân tân ẩm tửu, nhưng yêu cầu tất cả phải tâm tịnh.

Ngoài ra còn có một số lễ nghi cần phải chú ý khi đến thăm cung quán:
Một là, lễ nghi chiêu hô với Đạo sĩ: Khi chiêu hô cùng với đạo sĩ, không được dùng lễ nghi hợp thập của Phật giáo, mà dùng lễ nghi cung thủ của Đạo giáo. Cung thủ chính là 2 tay ôm lấy nhau.
Hai là, khi gặp Đạo sĩ không được vấn thọ, tức là không được hỏi năm tuổi của Đạo sĩ.
Ba là, lễ nghi đốt hương. Ở các nơi, các Đạo quán tập tục không giống nhau. Có những nơi ở phía trước thần đàn có thể thắp hương đốt đèn và đốt giấy tiền nguyên bảo. Cũng có những nơi ở trong Đạo quán có chỉ định nơi đốt đèn thắp hương hóa giấy tiền. Cũng có những nơi cho phép đốt hương tại nơi tế tự cúng bái thần linh, mà họ không có tập tục đốt đèn.
Bốn là, lễ nghi khấu thủ: Tiếu nghi của Đạo giáo vô cùng quan trọng, chủ tế Đạo sĩ đều sử dụng nghi thức truyền thống là tam quỵ cửu khấu. 

Nếu như nhập môn vấn cấm, nhập hương tùy tục, có thể tiến hành cúi mình làm lễ trước thần đàn.
Đạo giáo cung quán là nơi sinh hoạt tu Đạo và cử hành các hoạt động trọng yếu của Đạo sĩ, bất luận là nội đạo hay ngoại đạo đều phải bảo trì sự thanh tĩnh của Đạo quán, sự chỉnh khiết và trang nghiêm của Đạo quán, không có những lời nói và việc làm không phù hợp với cấm giới. 
Ví dụ: để vào trong Đạo quán, bạn cần phải ăn mặc chỉnh tề, cần chú ý đến hình dáng và hình thức, không nên đi chân trần và phát ra những tiếng ồn lớn. Đặc biệt là đạo sĩ Toàn Chân chỉ có ăn chay, nên khi vào Đạo quán của Toàn Chân Đạo không được mang các thức ăn mặn. Chính Nhất Đạo sĩ thường ngày có thể ăn mặn, duy chỉ gặp ngày ăn chay mới phải ăn chay, trong thời gian hương kỳ, khi vào Chính Nhất Đạo quán cũng không thể mang đồ ăn mặn. 

Mặc dù những điều cấm kỵ được bàn luận ở trên, toàn bộ nội dung tuy chưa đầy đủ với những cấm kỵ của Đạo giáo, nhưng chúng cũng bao hàm những khía cạnh chính chủ yếu. Tôi hi vọng nó có thể giúp các bạn đồng Đạo có thể hiểu được 1 cách tổng quát về giới luật cấm kỵ của Đạo giáo.

Ý kiến bạn đọc