Ngày 15 tháng 7 hằng năm là một ngày đáng để ghi nhớ. Bởi nó là một trong tứ đại Qủy tiết trong năm, còn được gọi là Vu Lan Bồn tiết, Trung Nguyên tiết. Đây là một tiết nhật chung của 3 đại tông giáo là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, một điểm chung không tầm thường phải không các bạn. Cho nên nó đã trở thành tiết nhật chung của tam giáo, bởi điểm chung của nó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thể hiện lòng hiếu thảo của con người.
Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa
Tín ngưỡng sùng bái tổ tiên là nguồn gốc căn bản cho văn hóa truyền thống phương Đông, đó là tín ngưỡng chung mà các quốc gia phương Đông đã có trong quá trình hình thành ra nhà nước sơ khai của mình.
Hoạt động tế tự được ghi chép rất rõ ràng trong các tư liệu thời Thương Chu, trong Thi kinh thiên 40 phần tụng, tế tự nhạc ca có phản ánh nguồn gốc sự sùng bái tổ tiên.
Nho giáo coi trọng hiếu đạo, trong truyền thống văn hóa phát triển lâu dài của mình, Nho giáo luôn luôn coi trọng hiếu đạo, cho nên “ bách sự hiếu vi tiên” là một nét văn hóa trải qua biết bao thế hệ nó luôn luôn được gìn giữ và bảo tồn, nó thể hiện được mối quan hệ tương thân vô cùng sâu sắc, nó tồn tại song hành cùng với sự phát triển của xã hội.
Vào thời kì Tiên Tần tại Trung Quốc, điều kiện sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, người ta cho rằng lương thực là của trời cho. Việc thu hoạch mùa màng rất quan trọng, tế lễ phải tiến hành vào các mùa xuân, hạ, thu, đông, mà tế lễ vào mùa thu càng quan trọng. Cuối cùng người ta cũng ấn định ngày thu tế sẽ vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, đây là một ngày khi người dân mới thu hoạch xong vụ đầu thu, lại là ngày trăng tròn, họ muốn cầu chúc cho công việc đồng áng và nông nghiệp được viên mãn thành công tốt đẹp. Hoạt động tế tự diễn ra một cách hết sức tự nhiên là cúng bái tổ tiên, cảm tạ trời đất đã ban ân huệ cho họ, và cảm tạ ân đức sâu dày của tổ tiên, nghi thức cúng bái ban đầu chỉ là cúng tế bài vị tổ tiên hoặc đốt vàng mã trên mộ phần của tổ tiên mà thôi. Hơn nữa nó còn thể hiện một tâm nguyện vô cùng quan trọng của họ với tổ tiên là mong muốn tổ tiên nếm thử thành quả sau vụ đầu thu của họ, cho nên nó còn được gọi là thu thường.
Rằm tháng 7 mang nội hàm phong phú và có rất nhiều ý nghĩa quan trọng: vừa là hoài niệm tổ tiên, thận chung truy viễn, vừa là thể hiện nét đẹp của con người, nghĩa cử cúng tế chúng sinh cao đẹp. Chữ hiếu lí giải của nó không chỉ đơn giản là hiếu với cha mẹ, mà trong thâm sâu ý nghĩa của nó chính là luân lí quy phạm của nó, vừa thể hiện được mối quan hệ tông tộc, lại kiến lập lên một trật tự tinh thần có tính kế thừa lâu dài. Truyền thừa hiếu đạo, hoằng dương được tư tưởng dân tộc, đã khiến cho hiếu đạo trở thành hạch tâm của nho giáo
Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Ngày 15 tháng 7 trở thành tiết nhật Vu Lan Bồn của Phật giáo.
Vu Lan Bồn tiết, có một chữ “ Lan”, nhưng nó không liên quan gì đến hoa lan, mà nó xuất phát từ tên của một cuốn kinh trong Phật giáo Vu Lan Bồn Kinh, đây là một cuốn kinh Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc sớm nhất vào thời nhà Tấn. Lý do tại sao cuốn kinh điển này lại được yêu thích ở Trung Quốc, vì nó phản ánh một câu chuyện về lòng hiếu thảo: Mục Liên cứu mẹ.
Truyện rằng:
Mẹ đẻ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề. Khi còn sống, bà Thanh Đề chẳng những không tin Tam bảo lại còn phỉ báng, phá hoại Tam bảo, nói những điều không hay về Tam bảo, nói Tam bảo không tốt, không đáng để tin. Chính vì vậy, sau khi chết đi, bà Thanh Đề bị đọa xuống địa ngục.
Sau khi Mục Kiền Liên chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông, liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ. Vì ngài đã khai mở được Phật nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, đắc được ngũ căn lục thông nên có thể nhìn thấy được mẹ mình đang đọa lạc nơi địa ngục thống khổ, cơm cũng không có để ăn. Vì thương xót mẹ, ngài liền mang một bát cơm đến cho mẹ
Vào đến địa ngục, tôn giả dâng bát cơm cho mẹ. Bà Thanh Đề lúc còn sống vì tâm tham quá nặng nề, nên dù bị đọa làm ngã quỷ vẫn không dứt bỏ được tâm tham. Bà một tay đỡ lấy bát, dùng vạt áo của tay kia che lại, rồi vội vàng chạy đến chỗ không có các ngã quỷ, đem bát cơm lén ăn một mình. Nhưng vì nghiệp chướng quá sâu dày nên cơm vừa đưa lên miệng thì hóa thành hòn than đỏ rực.
Không đành lòng nhìn mẹ chịu cực khổ, ngài bèn cầu cứu tới Phật Tổ. Đức Phật nói: “Vì mẹ của ông hủy báng Tam bảo, tội nghiệp quá nặng. Bây giờ sức của mình ông không thể nào giải cứu được đâu. Muốn cứu được mẹ ông thì vào ngày rằm tháng bảy, là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư tăng Tự tứ, ông hãy thiết lễ Vu Lan Bồn, đây là lễ cúng “giải đảo huyền”. Trước tiên, ông hãy cúng dường mười phương Tăng; khi mười phương Tăng chưa thọ dụng những thức ăn này thì ông cũng chưa được dùng. Ông trước hết phải cúng Phật, Pháp và Tăng; sau đó mới có thể thọ dụng những phẩm vật dâng cúng. Vào ngày này, ông thiết trai cúng dường Tam bảo thì mẹ của ông sẽ lìa khổ được vui!”.
Mục Kiền Liên liền làm y theo lời Phật dạy. Vào ngày rằm tháng Bảy năm đó, thân mẫu của ngài được thoát nạn. Mục Kiền Liên cảm kích ân Phật nên đã khuyến khích người thế gian hàng năm vào rằm tháng Bảy tổ chức lễ Vu Lan, cúng dường tăng chúng mười phương hội về, tụng kinh Vu Lan Bồn để báo hiếu cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ.
Vu lan bồn không phải là hoa lan mà là đảo huyền là vậy đó, đây là thuyết giải cứu đảo huyền khổ hay còn được việt dịch sát nghĩa hơn là giải cứu cái khổ bị treo ngược.
Lý do tại sao Vu Lan Bồn tiết trở nên phổ biến ở Trung Quốc ngay từ các triều đại Ngụy, Tấn, Nam và Bắc triều, vì nó có mối liên quan rất nhiều đến nội dung của cuốn kinh điển này. Ban đầu, Phật giáo tuyên dương chúng sinh bình đẳng, chủ trương xuất gia tu hành, không kết hôn, còn Nho giáo lấy tư tưởng ái hữu đẳng sai, tam cương ngũ thường, vô hậu vi đại, tư tưởng này có nhiều mâu thuẫn và xung đột. Ban đầu Phật giáo được Nho giáo nhận định là bất thân, bất kính và là kẻ tuyệt hậu. Và chỉ khi xuất hiên Vu Lan Bồn Kinh là một cuốn kinh nói về đạo hiếu, giảng dạy về hiếu đạo, nó tình cờ làm giảm bớt mâu thuẫn giữa Phật giáo và Nho giáo, và từ đó Vu Lan Bồn tiết đã trở nên phổ biến một cách tự nhiên cho đến tận bây giờ.
Tên gọi của Trung Nguyên tiết vốn xuất phát từ Đạo giáo
Đạo giáo tín phụng sự chưởng quản của Thiên quan, Địa quan, Thủy quan, các vị là chủ quản của thiên địa và nhân thế, mỗi năm vào ngày 15 tháng giêng là thánh đản của Thiên quan gọi là Thượng nguyên tiết, vào 15 tháng 7 là thánh đản của Địa quan gọi là Trung nguyên tiết, vào 15 tháng 10 tháng đản của Thủy quan gọi là Hạ nguyên tiết, nhân dân khắp nơi đều tổ chức tế tự cúng bái các vị Thiên, Địa, Thủy quan đề cầu mong ấm lo hạnh phúc, mùa màng bội thu, tai qua nạn khỏi.
Đạo giáo Trung nguyên tiết là ngày tế tự cúng bái Địa quan, không chỉ là ngày tưởng nhớ và cầu phúc cho tổ tiên những người đã khuất mà còn dần trở thành ngày tế tự cầu cúng cho các quỷ hồn. Cầu nguyện xin Địa quan người chưởng quản địa ngục phóng thích cho các quỷ hồn, khiến cho họ có thể trở về nhà để được đoàn viên ít chút. Nghi thức trai tiếu của Đạo giáo trong Trung nguyên tiết được cử hành vô cùng long trọng, thông qua việc thiết lập đàn tràng, bài vị chư vị thần tiên nhằm kì cầu tụng kinh và thông qua các hoạt động pháp sự, siêu độ vong linh khiến cho thân nhân của quỷ hồn được phúc báo.
Cho dù là Thu Thường hoặc Vu Lan Bồn tiết hay Trung Nguyên tiết, tuy nội dung và hình thức có khác nhau, nhưng một trong những quan niệm phổ biến vẫn là cúng tế tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu. Truyền thống văn hóa phương Đông phát triển cường đại cùng với sự dung hợp được thể hiện một cách diệu kì, khiến cho tín ngưỡng sùng bái tổ tiên vốn đã xuất hiện lâu đời trong văn hóa phương Đông được đả thông và tích hợp vào hiếu đạo của Nho giáo, vào phổ độ chúng sinh của Phật giáo, vào sùng bái quỷ thần của Đạo giáo, khiến nó trở thành một nguyên tố mới cấu thành nên một yếu tố mới đó là Phật Đạo Nho Tam giáo cùng chung tiết nhật.