Khóa là chỉ khóa tụng, công khóa chính là đề cập tới khóa tụng thường ngày. Tảo vãn công khóa là công việc thường ngày của Đạo sĩ, mỗi ngày hai lần sớm tối lên điện niệm tụng kinh văn. Buổi sáng thường là tảo vãn công khóa. Từ thời Nam Bắc triều các Đạo sĩ trong cung quán của Đạo giáo đã dùng thường triều nghi, trong Động Huyền Linh Bảo Tam Động Phụng Đạo Khoa Giới Doanh Tư có nói: Tứ chúng tam động, có thể sớm tối thường hành trì, cho nên gọi là thường triều.
Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa
Bộ phận hạch tâm của thường triều là lễ thập phương, nó khác với việc tụng niệm chú, kinh, cáo trong tảo vãn công khóa. Nhưng với hình thức được cử hành hằng ngày, lại vô cùng gần gũi. Trong Chính Tục Đạo tạng thời Minh cũng không có các kinh sách ghi chép về tảo vãn công khóa. Trong Đạo tạng tập yếu có ghi chép các kinh điển thư tịch của thời nhà Thanh mới thấy có hai loại công khóa đó là: Thanh Vi Hoành Đại Đạo Môn công khóa và Thái Thượng Huyền Môn công khóa kinh, từ tên của hai kinh điển trên có thể thấy Thanh Vi ở đây chính là kinh thư được truyền thừa bởi các Đạo sĩ phái Thanh Vi, khoảng trước thời Thanh. Ngoài ra căn cứ theo Phật giáo Tùng Lâm, vào thời nhà Minh mới bắt đầu hình thành chế độ khóa tụng, mà Toàn Chân Đạo quán được xây dựng và hình thành mô phỏng theo Phật giáo Tùng Lâm, do đó chúng ta có thể suy đoán rằng chế độ tảo vãn công khóa của Đạo giáo có thể hình thành vào cuối Minh đầu Thanh, các cung quán chủ yếu của Đạo giáo mới bắt đầu hình thành một loại hình thức tu trì mới đó là tảo vãn công khóa.
Nội dung tảo vãn công khóa của Đạo sĩ trong cung quán Đạo giáo đại khái là giống nhau, chủ yếu là kinh thư, cáo và chú. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào từng Tông phái hoặc cũng có sự khác biệt ở từng địa phương. Ví dụ như: Trong tảo khóa của Toàn Chân phái có Bắc Ngũ Tổ cáo, Nam Ngũ Tổ cáo và Thất Chân cáo nhằm tán tụng về tổ sư của bản phái; còn trong vãn khóa của Chính Nhất phái có Tổ Thiên Sư bảo cáo và Hư Tĩnh Thiên Sư bảo cáo nhằm tán tụng về tổ sư của bản phái, trong vãn khóa của Đạo sĩ Mao Sơn Đạo viện có Tam Mao Chân Quân bảo cáo.
Trình tự của tảo vãn công khóa trong cung quán Đạo giáo gần như giống nhau, đều bắt đầu bằng Khai Kinh Kệ, Hương Tán, kết thúc là Thập Nhị Nguyện và Tam Quy Y. Nội dung của công khóa bao gồm ba phần một là các loại chú, hai là các bộ kinh, ba là các loại cáo. Nội dung của vãn khóa một là các loại kinh, hai là các loại cáo.
Cung quán Đạo sĩ thường ngày cử hành tụng trì tảo vãn công khóa với mục đích là tu Đạo. Liễu Thủ Nguyên trong bài tựa về Thanh Vi Hoành Phạm Đạo Môn công khóa có ghi: kim thư ngọc cấp lấy đó làm cửa vào Đạo môn, bảo cáo Đan kinh là con đường tu tiên học Đạo. Đắc được kì môn có thể phục nguyên được chân tính, do là con đường nên có thể luyện được kim thân bất hoại. Vậy nên Vũ Sĩ ở chốn Tùng Lâm, phụng trì hương hỏa, trong ba nghìn dặm phụng hành, mười hai giờ tụng khóa. Triều tịch triều lễ, trên có thể tiếp tới Thánh Chân, sớm tối thâu thành tế lễ không ngừng nhằm cầu phúc khí cho đất nước.
Ngoài ra nó còn một mục đích khác chính là dưỡng sinh, Liễu Thủ Nguyên cũng nói: nếu chẳng thường xuyên trì tụng nào có thể bảo dưỡng được nguyên hòa.
Khi Đạo sĩ tác tảo khóa đại đa phần là vào giờ Mão, khi đó dương khí mới bắt đầu, âm khí chưa động, chưa có ăn uống, khí huyết chưa loạn. Thông qua tảo khóa sẽ khiến cho người học Đạo sản sinh được bảo kiện công hiệu tâm bình khí hòa, mạch thông khiếu lợi. Thời gian của vãn khóa thường là vào giờ Dậu lúc này con người đã mệt mọi dương khí bắt đầu suy vi âm khí mới dần dần hung vượng, tà khí khuấy động, thông qua vãn khóa có thể tiêu trừ được mệt mỏi, lao phiền, khiến cho bình tĩnh tiêu táo, sản sinh được tinh lực phấn chấn, có công hiệu hữu ích cho giấc ngủ. Do vậy Liễu Thủ Nguyên cũng nói: nếu có thể thỉ chí chuyên thành, thì trong vòng hai mươi sáu giờ có thể mãnh dũng tinh tiến, không bao giờ lùi bước, tại thế có thể xuất thế, cư trần tự có thể ly trần, xuất nhập hư vô, tiêu diêu vũ trụ, tự do tự tại, vô diệt vô sinh, phương thốn bất nhiễm, nhất trần diệu dụng, trực siêu tam giới. Được như vậy thì sẽ hiểu được cái trần căn của từ tâm nhất niệm, cái khổ ách của thoát thế thượng tam đồ, cái Đại Đạo của lý trường sinh, cái hồng đào độ khổ ải, nhiêu tai mà tai tiêu, kì phúc mà phúc trí, vô cầu bất ứng, hữu cảm giai thông