Mỗi quan hệ giữa Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh trong dòng chảy văn hóa.

Chủ nhật, 16/10/2022 11:58

Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa

Việt Nam Chính Nhất Phái

Bản chất của lịch sử nhân loại và bản chất của xã hội loài người là gì?

Trong hàng nghìn năm đã có vô số học giả theo đuổi và thảo luận về nó. Mặc dù nhiều nhà triết học và sử học đã dày công nghiên cứu nhưng nhìn chung do quan điểm duy tâm về lịch sử luôn chiếm ưu thế nên chưa bao giờ rút ra được kết luận khoa học. Mãi cho đến năm 1840 Karl Marx và Engels lần đầu tiên xác lập được quan điểm duy vật về lịch sử trong lịch sử, nhân loại mới thực sự lý giải những khúc mắc trong hàng nghìn năm lịch sử. Quan điểm cơ bản của Karl Marx và Engels cho rằng lịch sử của loài người cũng giống lịch sử tự nhiên, là một quá trình lịch sử tự nhiên tuân theo quy luật và là một quá trình lịch sử của quyết định thuyết. Quy luật cơ bản nhất của lịch sử loài người là mối quan hệ sản xuất phải thích ứng với trạng thái của lực lượng sản xuất, thứ đến là kiến trúc thượng tầng phải thích ứng với nền tảng kinh tế. Nó chỉ ra rằng lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phản ứng với cơ sở kinh tế và quan hệ sản xuất phản ứng lại với lực lượng sản xuất. Đó là động lực của lịch sử và cuối cùng nó quyết định tất cả mọi thứ của lịch sử xã hội.

Trong cuốn “Tư bản luận”, Marx đã chỉ ra rằng bản chất của lịch sử và xã hội nằm ở kinh tế. Đóng góp lớn nhất của Karl Marx và Engels là những thành tựu đổi mới ban đầu của nó nằm ở khám phá cuối cùng của bản chất và quy luật của lịch sử xã hội loài người.

Những biến động lịch sử to lớn của thế kỉ 20 đã mang lại cho xã hội loài người những thay đổi kì diệu và khó tin. Trong nửa sau thế kỉ 20, nhất là những năm 1980 với sự tiến bộ mạnh mẽ của lực lượng sản xuất sơ cấp, lực lượng sản xuất tiên tiến, tức là khoa học công nghệ, con người đã có những thay đổi to lớn chưa từng có trong lịch sử, các nước phát triển xuất hiện, hiện đại hóa, con người dần hiểu lại lịch sử, hiểu lại chính mình bằng cái nhìn mới, một cái nhìn độc đáo về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Xem xét mọi thứ trong lịch sử từ nền tảng xã hội rộng lớn nhằm để luận giải lịch sử và xã hội loài người từ góc độ văn hóa đặc biệt là lịch sử phát triển của các dân tộc khác nhau.

Lịch sử của các dân tộc khác nhau đã hình thành nền văn hóa của các dân tộc khác nhau, bằng cách này sự bùng nổ nghiên cứu văn hóa ở nhiều nước trên thế giới từ nửa sau thế kỉ 20 đã hình thành, chẳng hạn như nhà sử học nổi tiếng người Anh Toylbe, nhà triết học nổi tiếng người Đức Habermas From,…

Họ đã diễn giải lại lịch sử loài người dưới góc độ văn hóa, đặc biệt là cuốn sách “Xung đột của văn minh” của học giả người Mĩ nổi tiếng Hunting Ton xuất bản năm 1995, tìm hiểu lại xã hội loài người và cả con người dưới góc độ văn hóa rộng lớn hơn.

Văn hóa là gì?

Nhìn lại một chặng đường lịch sử phát triển của loài người trên trái đất, chúng ta thấy rằng lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của văn hóa nhân loại. Bốn triệu năm trước con người và loài vượn đã có lời tạm biệt với nhau từ đây và loài người được sinh ra trên trái đất. Sự khác biệt cơ bản của con người và động vật là con người có ý thức và có thể cải tạo thế giới bằng cách tạo ra các công cụ thông qua sáng kiến chủ quan của mình. Theo cách hiểu này, văn hóa loài người ra đời, hiểu theo nghĩa rộng văn hóa dùng để chỉ một phần do con người sáng tạo ra. Đó là phương thức tồn tại của con người.

Sự khám phá và theo đuổi vũ trụ, cuộc sống và bản thân con người đã ẩn chứa trong tất cả các nền văn hóa của con người. Do những ràng buộc về phương thức sản xuất và môi trường địa lý của mỗi dân tộc, sự khám phá thế giới cũng có những đặc điểm khác nhau về tư duy dân tộc và những hiểu biết diễn ngôn khác nhau, tức là những điểm văn hóa dân tộc khác nhau. Đó cũng là những đặc điểm văn hóa của các dân tộc khác nhau.

Có khoảng 3000 nền văn hóa dân tộc khác nhau trong lịch sử nhân loại, trong đó có 26 nền văn hóa lớn đặc biệt có 5 loại hình văn hóa cổ đại được con người biết đến: Văn hóa Hy Lạp cổ đại, Ai Cập cổ đại, Babylon cổ đại, văn hóa Ấn Độ cổ đại và văn hóa Trung Quốc cổ đại. Giống như sự biến hóa của Hy Lạp cổ đại thành văn hóa hiện đại phương Tây, văn hóa kim tự tháp của của các Pharaon Ai cập cổ đại được chuyển thành văn hóa Hồi giáo, văn hóa Babylon chuyển thành văn hóa Hồi giáo và văn hóa Phật giáo Ấn Độ cổ đại suy tàn và Phật giáo đã lan sang phương Đông, truyền sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam á.  Hầu hết trong hơn 3000 loại văn hóa đã tuyệt diệt và suy tàn có một phần của sự tiếp biến văn hóa nhưng là phần duy nhất không bị gián đoạn và kéo dài cho đến tận ngày nay, chỉ còn một nền văn hóa là giữ được hình thái hoàn chỉnh đó là nền văn hóa Trung Quốc. Đây là một điều diệu kì của lịch sử văn hóa, lịch sử thế giới, không những văn hóa Trung Quốc không bị gián đoạn mà còn không ngừng hồi sinh trong thời đại ngày nay, phát triển rực rỡ, tỏa sáng và cổ kính. Được thế giới công nhận là nền văn hóa rộng lớn, sâu sắc và huy hoàng, có bề dày lịch sử tỏa sáng rực rỡ lớn nhất trên thế giới.

Văn hóa Trung Quốc là đỉnh cao trí tuệ và văn hóa trong lịch sử nhân loại, sự giải thích của nó về vũ trụ, xã hội, cuộc sống và bản thân đã trở thành đặc điểm cơ bản của nó.

Văn hóa Trung Quốc phong phú về nội dung và được phân chia thành nhiều cách khác nhau, từ trí tuệ cao cấp có thể chia thành bốn cấu trúc:

1. Đối với trí tuệ văn hóa bao gồm: Chu dịch, Phật kinh, Đạo kinh.
2. Đạo đức văn hóa: chủ yếu đề cập đến những nguyên tắc lớn liên quan đến đạo của Khổng Mạnh nói về đạo làm người.
3. Chiến lược văn hóa: Nó cũng là một nền văn hóa bác dịch bao gồm Qủy Cốc Tử, Qúy Liệu Tử, Tôn Tử binh pháp, Tam thập lục kế,…
4. Dưỡng sinh văn hóa: Bao gồm Thiếu Lâm phái, Võ Đương phái, Nga mi phái, Võ thuật của Phật giáo, Đạo giáo, Y học, Võ thuật dân gian, nội công, dưỡng sinh, diên niên, khứ bệnh.
5. Nghệ thuật văn hóa: Mặc dù có năm cấu trúc chính nhưng lại có một đường chỉ đỏ chạy qua đó, đó chính là Chu dịch văn hóa. Chu dịch văn hóa là cội nguồn, là tinh hoa, là xương sống của văn hóa Trung Quốc trải dài hơn một vạn năm qua. Văn hóa Chu dịch luôn xuyên suốt quá trình lịch sử của văn hóa Trung Quốc, nó cũng là cội nguồn chung của nhiều loại hình văn hóa, trải qua nhiều triều đại và hàng trăm trường phái tư tưởng của Bách gia chư tử được biểu hiện bằng các nhánh khác nhau của văn hóa Chu dịch, nhưng đó là sự diễn giải, diễn ngôn của văn hóa Chu dịch trong các thời đại khác nhau, bản chất của lịch sử văn hóa Trung Quốc là lịch sử phát triển của văn hóa Chu dịch. Cho nên để chuyển tiếp văn hóa truyền thống trong việc tiếp tục phát triển văn hóa Chu dịch, ngày nay chúng ta nên thoát khỏi những hiểu lầm lịch sử, hãy phủi sạch lớp bụi của lịch sử để khôi phục lại bộ mặt nguyên thủy của nền văn minh vĩ đại – nền văn hóa Chu dịch, để ánh sáng trí tuệ vĩ đại soi sáng sự phát triển của các dân tộc và hãy để Chu dịch chuyển đổi từ cái gọi là học thuật của đế vương, học thuật của trí giả mà thành ánh sáng văn hóa hiện đại trong thời đại mới, để tất cả mọi người đều có thể hiểu được Chu dịch, làm chủ Chu dịch, để văn hóa Chu dịch phục vụ hiện đại hóa, phục vụ hạnh phúc và an ninh của con người, hãy để văn hóa Chu dịch tái tạo linh hồn của dân tộc và tái tạo tinh thần dân tộc. Hãy để văn hóa Chu dịch hình thành nên nhân cách văn hóa của thế hệ trẻ, ươm mầm cho thế hệ tài năng có trình độ, hãy để văn hóa Chu dịch phục vụ toàn thể nhân loại trên trái đất nhằm mang lại các dịch vụ phúc lợi trong tương lai.

Ngày nay sự phát triển không ngừng và theo chiều sâu của cơn sốt văn hóa không chỉ phản ánh sự mở đầu cho quá trình trẻ hóa của văn hóa mà còn phản ánh sự tự tin của con người ngày nay trong việc xác định và hiểu văn hóa của chính họ. Nó phản ánh yêu cầu của thời đại với sự thịnh vượng và hiện đại hóa đất nước. Từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, kỉ nguyên lớn của sự trẻ hóa toàn diện của đất nước. Chúng ta tin chắc rằng hiện đại hóa không chỉ là biểu hiện của văn minh vật chất mà nội hàm sâu xa là linh hồn và tinh thần vĩ đại dân tộc. Thành công của công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa cuối cùng phải đánh dấu sự phục hưng vĩ đại của nền văn hóa và thành công trên trường quốc tế. Cuối cùng phải được đưa ra thế giới bằng hình ảnh vĩ đại của nền văn hóa.

Từ giữa đến nửa sau thế kỉ 21 hẳn là thời đại của nền văn hóa vĩ đại của dân tộc Trung Hoa sẽ tỏa sáng, văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại sẽ phục hưng và nhân vật chính của nó chính là văn hóa Chu dịch trong văn hóa Trung Quốc. 

 

Nguồn gốc của văn hóa Chu dịch

Nguồn gốc của văn hóa Chu dịch cho chúng ta biết, khi nó mới sinh ra nó đã là một loại trí tuệ cao cấp, trải dài cho đến tận bây giờ, cuối cùng nó đã phát triển thành một cái cây lớn với những tán lá xanh tốt.

1. Phục hy tạo ra thái cực.
Nguồn gốc sớm nhất của Chu dịch có thể bắt nguồn từ một vạn năm lịch sử, với vương triều Pharaoh Ai Cập cách đây 7000 năm và văn hóa Ấn Độ 3000 năm, so với văn hóa Babylon 3000 năm, không còn nghi ngờ gì nữa đây là nguồn văn hóa lâu đời nhất trong lịch sử thế giới. Một vạn năm trước, đó là thời đại chuyển từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới, chuyển từ đó là thời đại xã hội thị tộc mẫu hệ chuyển thành xã hội thị tộc phụ hệ, đó là thời đại xã hội nông nghiệp bắt đầu ra đời. Vào thời đại kinh tế hàng hóa bắt đầu mọc lên, lúc bấy giờ bắt đầu có nhiều bộ tộc lớn nhỏ sống rải rác khắp nơi trên mảnh đất Trung Hoa, trong số đó ở phía Tây Trung Quốc, tại ranh giới giữa Thiểm Tây và Cam Túc bao gồm Bảo Kê Phượng Tường, Kì Sơn, Trường Vũ, Bân Huyền, Tuần Ấp, Thiên Thủy, Bình Lương. Đó là những bộ lạc lớn thuộc bộ tộc Phục Hy mà người đời sau gọi là Phục Hy thị. Theo sử sách ghi lại, Phục Hy đã nhìn lên trời mà coi thiên văn, nhìn xuống đất mà coi địa lý, lấy đó mà xem các vật ở xa, ở gần với thân. Tức là nhìn lên trời, nhìn xuống đất hiểu mọi thứ ở xa, phân tích mọi biến hóa thay đổi xung quanh bản thân. Nói một cách dễ hiểu, sau khi trải nghiệm và nghiên cứu thế giới khách quan xung quanh và thế giới chủ quan của bản thân, cuối cùng ông đã nhận ra điều gì đó và đột nhiên hiểu ra, vì vậy ông đã vẽ ra được một thứ mà đời sau gọi là Phục Hy tiên thiên âm dương thái cực đồ.

Đồ hình này là một hình tròn có chữ S ở giữa, chia đồ hình này làm hai nửa bằng nhau, một nửa đen, một nửa trắng. Sự phân chia của đường cong chữ S khiến cho hai nửa đen trắng trông giống như hai con cá đen trắng đầu đuôi nối liền nhau. Đường cong chữ S nhẹ nhàng và khúc khuỷu, tạo thành một động thái bình hành cân bằng ở bên trong. Đồ hình này sống động như thật, rất biểu cảm và truyền thần. Sau đó, có rất nhiều bậc đại sư trong lịch sử của dịch học đã rất cố gắng nghiên cứu đồ hình này, người ta đều cho rằng Thiệu Khang Tiết, một bậc thầy của dịch học triều Bác Tống khi nghiên cứu bức thái cực đồ, sau đócân nhắc ngày đêm, cuối cùng thì ông cũng ngộ ra những bí ẩn và tạo thành Mai Hoa dịch số.

Trương Tam Phong đời Minh khi vào núi Võ Đang cũng thường tham ngộ và nghiên cứu đồ hình này, cuối cùng ông cũng tạo ra một bộ võ công của Trung Quốc với trình độ cao, đó chính là Thái Cực Quyền. Vào thế kỷ 17 và 18, nhà toán học người Đức Leibniz nhìn thấy Thái cực đồ, ông vô cùng ngạc nhiên và khám phá, sáng lập ra hệ nhị phân. Vào thế kỉ 19 – 20, Bohr một nhà vật lý học có đóng góp nền tảng lý thuyết về cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai, nguyên cứu và quan tâm tới Thái Cực đồ nhiều đến mức đem Thái Cực đồ trở thành biểu tượng của gia đình ông.

Thái cực đồ là gì?
Nói một cách đơn giản, nó là một hình tượng biểu đạt của quy luật căn bản thế giới.
Vậy, quy luật căn bản thế giới là gì?
Đó là quy luật đối lập thống nhất. Vì vậy, Thái cực đồ là hình tượng biểu đạt của quy luật đối lập thống nhất. Người xưa nói: “Đại đạo trí giảng”, tức là cái chân lý vĩ đại nhất là cái chân lý đơn giản nhất, Thái Cực đồ thể hiện được cái chân lý vĩ đại nhất của thế giới bởi nó ngắn gọn, xúc tích và đơn giản.
Dân tộc Trung Hoa đã vẽ ra một Thái cực đồ phản ánh các quy luật cơ bản của thế giới. Quả thật là một điều khó tin và đáng ngạc nhiên và ta vô cùng kinh ngạc, bị thuyết phục bởi trí tuệ vĩ đại đó cách đây hơn một vạn năm trong thời đại viễn cổ hồng hoang.

2. Phục Hy họa bát quái.
Một vạn năm trước, Phục Hy không chỉ vẽ ra Thái cực đồ nói về sự đối lập và thống nhất mà còn vẽ ra hai biểu tượng hào dương và hào âm. Có nghĩa là đường hai gạch đứt là hào âm, đường một gạch liền là hào dương, mà hào âm và hào dương khi vẽ ra có mối tương quan liên hệ với phương thức sản xuất lúc bấy giờ. Chúng ta biết rằng cách đây một vạn năm trước khi chữ viết ra đời, chỉ có một cách duy nhất để ghi chép lại trong các bộ lạc thị tộc, đó là lối ghi chép bằng lối kết thằng (thắt nút), tức là xoắn lá cỏ tranh thành một sợi dây rồi thắt các nút lớn, nhỏ trên sợi dây cỏ đó. Ví dụ một người săn được ba con thỏ rừng thì anh ta sẽ nhận được ba nút còn người khác săn được năm con thỏ sẽ nhận được năm nút. Vào thời cổ đại, kết thằng (thắt nút) đã trở thành một phương thức ghi chép sự việc một cách đơn giản và phổ biến nhất cho các dân tộc. Sau khi phát minh ra chữ viết, cách ghi chép đơn giản và cổ xưa này đã được thay thế bằng văn tự, tuy nhiên Phục Hy đã tổng hợp một cách tài tình các biểu tượng âm dương từ các nút của sợi dây thắt nút đó. Một gạch liềncó thể đại diện cho sợi dây rơm và khoảng trống ở giữa của hai vạch đứt có thể đại diện cho các nút thắt của sợi dây rơm đó, Vì vậy, hình thức thắt nút không có gì hơn là 1 và 0; 1 là hào dương và 0 là hào âm. Vậy hào dương là vạch liền và hào âm là vạch đứt.
Vạch liền hào dương và vạch đứt hào âm có ý nghĩa gì?
Thứ nhất, chúng biểu đạt cho hình tượng của tính quy luật đối lập thống nhất.
Hai là, chúng là biểu hiện hình thức của các số nhị phân 1 và 0. Qua đó, có thể thấy rằng hệ số nhị phân 1 và 0 là hệ cơ sở đơn giản nhất và cơ bản nhất trong toán học. Đồng thời nó cũng là biểu hiện hình thức của quy luật đối lập thống nhất, đây cũng chính là biểu hiện của các định luật cơ bản nhất của thế giới toán học. Không chỉ vậy, trong thời đại công nghệ cao ngày nay, hàng loạt các lý thuyết khoa học nhất như lý thuyết thông tin và lý thuyết hệ thống đều cho chúng ta biết rằng thế giới không chỉ là thế giới khách quan mà còn là một thế giới năng lượng.

Trong thế giới thông tin, vũ trụ xã hội nhân sinh vạn sự vạn vật đều là mật mã thông tin, đều là phần mềm phần cứng, chúng đều là các quy trình do chương trình kiểm soát và mã hóa thông tin được kiểm soát bởi chương trình này là hệ nhị phân. Nói một cách dễ hiểu, mã hóa thông tin cơ bản nhất của vạn vật trên thế giới là hệ nhị phân mà các đường vạch liền và vạch đứt trong hào âm và hào dương do Phục Hy vẽ ra nó giống như một hình thức của dạng hệ số nhị phân tương tự như số 1 và số 0. Hình thức khác nhau, nội dung giống nhau và chúng đều ở dạng hệ nhị phân, gạch liền và gạch đứt là một biểu thức nhị phân của văn hóa Chu dịch với đặc điểm Trung Quốc. Trong khi số 1 và số 0 là biểu thức toán học của các chữ số Ả Rập.

Ngoài ra, Phục Hy cũng sắp xếp và kết hợp độc đáo các hào âm và hào dương, từng hào từng hào một tạo thành ba đường và nó chỉ có 8 kiểu hoán vị của sự kết hợp giữa 1 và 0 tổ thành nó có thể biểu thị là 111; 011; 101; 001; 110; 010; 100; 000 và không có loại thứ 9. Chúng ta rất ngạc nhiên về điều này, làm thế nào Phục Hy có thể hoán vị ba hào này với nhau vì bất cứ lý do gì, đó có thể là sự sắp đặt tình cờ, nhưng dù vô tình hay cố ý chúng ta cũng phát hiện ra một điều quan trọng nhất trên thế giới, đó là bát quái, tám phép hoán vị này kết hợp thành bát quái.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật về thế giới, bát quái chính là một trong những hình thức lâu đời nhất của chủ nghĩa duy vật đơn giản cổ đại, tức là 8 yếu tố cơ bản nhất của thế giới, bao gồm: thiên, địa, thủy, hỏa, phong, lôi, sơn, trạch. 8 yếu tố này tổ thành chính là nguyên tố vật chất cơ bản tổ thành lên thế giới. Tất nhiên, bát quái còn có một bản chất sâu xa hơn, bản chất của bát quái là 8 loại mã hóa thông tin cơ bản nhất trên thế giới, vạn vật mọi thứ đều là mã hóa thông tin, mà mã hóa thông tin cơ bản nhất chính là bát quái.

Thái cực đồ là quy luật cơ bản của thế giới, tức là quy luật đối lập thống nhất, ta gọi đó là quy luật mâu thuẫn, văn hóa Chu dịch gọi đó là quy luật âm dương. Mặt đen và trắng của Thái Cực đồ gọi là âm và dương. Cái gọi là âm dương đó chính là quy luật đối lập và thống nhất. Người xưa nói: “Nhất âm nhất dương vị chi đạo”, tức là một âm một dương, cái đó gọi là đạo, nghĩa là nguyên lý cơ bản của thế giới chỉ có âm và dương, tức là chỉ có Thái Cực đồ.

Phục Hy không chỉ vẽ ra âm dương Thái cực đồ mà còn vẽ ra biểu tượng mã hóa thông tin cơ bản nhất trên thế giới – bát quái. Tiến thêm một bước nữa, Phục Hy đã kết hợp cả hai để vẽ ra Phục Hy tiên thiên âm dương thái cực bát quái độ. Trong đồ hình, biểu tượng của thái cực đồ và bát quái được kết hợp một cách khéo léo, trong đó thái cực đồ phản ánh quy luật cơ bản của thế giới – quy luật âm dương thống nhất đối lập. Chữ S trong đồ hình này biểu hiện cho sự thay đổi, nếu như chữ S biến thành một đường thẳng thì nó trở thành ngõ cụt và không có sự thay đổi

Nội dung triết học của chủ nghĩa Marx bao gồm hai nguyên lý, ba quy luật lớn, sáu cặp phạm trù. Hai nguyên lý lớn là liên kết và phát triển, ba quy luật lớn là quy luật thống nhất của các cặp đối lập, quy luật chuyển hóa lẫn nhau về chất và quy luật phủ định của phủ định. Sáu cặp phạm trù là nguyên nhân và kết quả, tính tất yếu và tính ngẫu nhiên, tính khả năng và tính hiện thực, nội dung và hình thức, hiện tượng và bản chất, cái chung và cái riêng. Đây là những nội dung có thể được phản ánh trong Thái cực đồ. Đường cong chữ S chính là sự phản ánh kết hợp mối liên hệ và phát triển giữa âm và dương, đạo lộ phát triển quanh co, “con cá âm” do từ nhỏ chuyển thành lớn, “con cá dương” từ lớn biến thành nhỏ hiện thân của quy luật chuyển hóa lẫn nhau về lượng và chất, đường cong chữ S là hiện thân của quá trình phủ định của phủ định, mà sáu cặp phạm trù chính là biểu hiện cơ bản nhất của quy luật thống nhất đối lập, cá âm dương đen trắng là hiện thân của trắng và đen, âm và dương, lớn và nhỏ, trước và sau, trái và phải, tốt và xấu, ưu điểm và nhược điểm, tác dụng chính và tác dụng phụ, họa và phúc, nam và nữ, mặt trời và mặt trăng, nguyên nhân và kết quả, tất yếu và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực, nội dung và phát triển, hiện tượng và bản chất ...đều là biểu hiện của đối lập và thống nhất. Nó là một biểu hiện hình tượng biểu đạt của thống nhất và đối lập.

Mà xung quanh bát quái không có sự hiện thân của mã hóa thông tin cơ bản nhất trên thế giới và sự sắp xếp của bát quái cũng tiết lộ những bí mật cơ bản của thế giới. Đó là nhìn thế giới dưới một góc độ của kĩ thuật số.

Con số cơ bản nhất trên thế giới là gì?
2000 năm trước, nhà toán học vĩ đại Pythagoras ngạc nhiên về tỷ lệ vàng của thế giới, đặc biệt ông đã không thể hiểu được những con số cơ bản nhất trên thế giới khi áp dụng bộ ba số Pythagoras gồm ba số nguyên dương: a, b, c sao cho: a2 + b2 = c2 khi đó, ta viết ba bộ số đó là (a, b, c) và ba bộ số nhỏ nhất thỏa mãn là (3, 4, 5). Khi chúng ta nói về thời đại kĩ thuật số đã đến ngày nay, chúng ta không biết những con số cơ bản của thế giới là gì? Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn lại âm dương bát quái Thái Cực đồ do Phục Hy sáng tạo ra cách đây một vặn năm, chúng ta bất ngờ được ngộ ra và cuối cùng chúng ta đã khám phá ra bí mật của những con số trên thế giới. Đây là nhữn con số được chia ra theo thứ tự của bát quái, thứ tự như sau:
Càn là số 1.
Đoài là số 2.
Ly là số 3.
Chấn là số 4.
Tốn là số 5.
Khảm là số 6.
Cấn là số 7.
Khôn là số 8.

Do đó, đồ hình của Thái Cực đồ nên được vẽ theo hình chữ S, tức là âm ở bên phải, dương ở bên trái. Mà ở bên phải đầu của “con cá âm” ở bên trên, đuôi ở bên dưới; bên trái đuôi của “con cá dương” ở bên trên, đầu ở bên dưới. Thái cực đồ được vẽ theo cách này không chỉ tuân theo thứ tự sắp xếp của càn 1, đoài 2, ly 3, chấn 4, tốn 5, khảm 6, cấn 7, khôn 8 mà còn là âm đi lên, dương đi xuống, nó biểu tượng cho thiên địa thái bình, biểu tượng cho bình an cát tường, biểu tượng cho âm dương bình hành. Ngược lại, nếu dương mà đi lên, âm đi xuống, tức là âm dương không điều hòa, thủy hỏa không thông, thiên địa không như ý, tất sẽ dẫn đến hung tượng bế tắc hắc ám.

Tiên thiên âm dương bát quái thái cực đồ do Phục Hy vẽ ra, điều này dẫn đến sự xuất hiện của các con số trên mặt nước cụ thể là càn 1, đoài 2, ly 3, chấn 4, tốn 5, khảm 6, cấn 7, khôn 8 tức là số tiên thiên sau này phương pháp dự đoán được thay đổi trong Mai Hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết đời Tống đều hoàn toàn dựa vào 8 con số này, tất cả các phương pháp dự đoán của Chu dịch đều dựa trên điều này. Do đó, bộ số tiên thiên này là phương pháp cơ bản để giải mã mọi thông tin và chương trình, nó trở thành con số cơ bản của thiên địa vạn vật trong vũ trụ.

 

Sự phát triển của văn hóa Chu dịch

1. Sự thay đổi của Chu Văn Vương và Kinh Dịch.
Cách đây hơn 3000 năm, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc Chu Văn Vương đã giải thích Thái Cực đồ bằng lời nói: Đây chính là Dịch Kinh, sự ra đời của bản Dịch Kinh này bao gồm 5000 chữ phân thành 64 đoạn. Đương thời ko gọi là đoạn mà gọi là quẻ, lối viết này được biết đến là bách kinh chi đầu. Nội dung của nó bao hàm những thông tin chủ yếu về xã hội loài người.

2. Đạo pháp tự nhiên của Lão Tử và Kinh Dịch
Cách đây hơn 2800 năm Lão Tử đã viết ra Đạo đức kinh 5000 chữ. Đạo tức là thiên đạo, tức là Chu dịch, tức là quy luật vũ trụ, Đức tức là đứ tính con người, kinh tức là kinh điển trước tác. Cho nên, Đạo đức kinh là một tác phẩm kinh điển dạy người ta học Đạo, Đạo đức kinh đã học tập Chu dịch trở thành một tác phẩm kinh điển về việc học Đạo và Đạo làm người. Đây là người thứ hai trong lịch sử Trung Quốc sau Chu Văn Vương và cuốn Đạo Đức Kinh cũng là cuốn sách thứ hai, cuốn sách này cũng là cuốn sách thứ hai trong cùng thời đại, đồng thời cũng là cuốn sáchcủa Lão Tử xây dựng lên, chứa đựngthể hội và cảm tưởng của mình đối với Phục Hy Thái Cực đồ.

3. Khổng Tử viết Dịch Truyện
Cách đây hơn 2700 năm trước, Khổng Tử sau khi thấy được Dịch Kinh của Chu Văn Vương khi ông 50 tuổi, vui mừng khôn xiết, ngày đêm nghiên cứu. Cuối cùng ông đã viết ra được 10 thiên luận văn dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm của mình. Đó chính là Dịch Truyện, đây chính là người thứ ba và Dịch Truyện cũng là quyển sách thứ ba.

4. Qủy Cốc Tử viết sách để đời như hồng thủy mãnh thú
Cách đây 2400 năm, Qủy Cốc Tử vừa có lục thao tam lược của chính trị gia, lại giỏi thuật tung hoành của nhà ngoại giao, đồng thời được truyền lại kỹ năng của âm dương gia, khả năng đoán trước của nhà tiên tri, nên người đời xưng Quỷ Cốc Tử là một vị kỳ tài, toàn tài, ông đã viết ra Qủy Cốc Tửđây chính là quyển sách thứ tư.

5. Trang tử viết Nam Hoa Kinh đậm sắc vô vi
Cách đây hơn 2000 năm, Trang Tử đã viết ra Nam Hoa Kinh, là người thứ năm và Nam Hoa Kinh là quyển sách thứ năm.
Cho đến tận ngày nay, vào thời Tiên Tần, các lý luận cơ bản về văn hóa Chu dịch đã được hình thành, năm con người này, năm chước tác này, năm cột mốc này đã để lại cho học giả đời sau cần phải suy nghĩ và nghiên cứu rất nhiều. Các học giả sau thời Tây Hán chủ yếu nghiên cứu các kinh điển này, đây là sự trỗi dậy của việc nghiên cứu kinh điển sau thời nhà Hán. Cho nên, bản chất của Đạo đức kinh là sự lý giải và diễn giải văn hóa Chu dịch. Tuy nhiên, Lão Tử cũng có những cống hiến, đóng góp mới và riêng của bản thân mình.
II. Những đóng góp mới của Đạo Đức Kinh.
1. Lão tử mở rộng khái niệm về Đạo.
2. Lão tử cường điệu ý nghĩa về “tâm”.
3. Lão Tử đề xuất giá trị “Thượng thiện nhược thủy”.
4. Lão Tử giải thích về triết học “Phản giả đạo chi động”.
5. Lão Tử đề xuất phương pháp tu luyện về đạo pháp tự nhiên.

Ý kiến bạn đọc