Muốn tu Đạo thì cần phải chú ý tới 04 phương diện hay tựu chung vào tám chữ sau đây: “Tu tâm, học đạo, chính kỉ, độ nhân”. Tu tâm là đạt đến cảnh giới vô tư, học đạo là phải thắp được ánh sáng trí tuệ, chính kỉ là phải sửa bản thân mình để mình trở nên hoàn mĩ, độ nhân là phải thực hiện được tinh thần vĩnh hằng. Đây cũng chính là tu chân tứ luận mà tôi muốn nói đến hôm nay.
Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa(Hà Nội)
1. Tu tâm tham huyền.
Để đạt được cảnh giới vô tư, trong Nam Hoa chân kinh tiêu diêu du có nói: “Trí nhân vô kỉ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh”. Tức là: Bậc chí nhân không có mình, bậc thần nhân không có công, bậc thánh nhân không có danh. Câu nói kinh điển này thể hiện cảnh giới cao nhất của tu chân và cũng là tối thượng thừa phát ngôn. Đạo là tín ngưỡng cao nhất của chúng ta và là nguồn gốc hoá sinh ra thiên địa vũ trụ. Nó là quy luật vận hành ra tự nhiên vạn vật. Quy tắc ứng xử là quy tắc ứng xử của xã hội loài người, Đạo tuy vô hình vô tướng nhưng có ở khắp mọi nơi, Đạo không đầu không cuối, không sinh không diệt nhưng tồn tại vĩnh hằng, là gốc của sự sinh trưởng và vận hành ra vạn vật vũ trụ. Vạn vật trong vũ trụ đều do Đạo khí hoá mà thành, cho nên trong Đạo kinh có nói: “Nhất thiết hữu hình, giai hàm Đạo tính” tức là tất cả đều có hình, đều hàm chứa Đạo tính trong đó. Chính vì mỗi chúng ta đều được tạo ra từ Đạo và chứa một chút Đạo tính bẩm sinh nên chúng ta phải tuân theo Đạo mà hành động, tuân theo Đạo mà làm mới có thể dữ Đạo hợp chân.
Đức Thái Thượng trong Đạo Đức Kinh có nói: “Chi thường viết minh bất chi thường vọng tắc hung” Tức là: biết trường cửu mới là sáng suốt, không biết trường cửu sẽ làm càn sẽ gây hung hoạ. Biết và tuân theo quy luật phát triển và biến hoá của sự vật thì gọi là biết Đạo, mà không biết tuân theo quy luật phát triển và biến đổi của sự vật mà làm sai lệch Đạo thì tự nhiên sẽ gặp đầy rẫy những nguy hiểm.
Đức Thái Thượng trong Thanh Tĩnh Kinh có nói: “Chúng sinh sở dĩ bất đắc chân Đạo giả, vi hữu vọng tâm, kí hữu vọng tâm, tức kinh kì thần, kí kinh kì thần, tức trứ vạn vật, kí trứ vạn vật, tức sinh tam cầu, kí sinh tam cầu, tức thị phiền não, phiền não vọng tưởng, ư khổ thân tâm. Tiện tạo trược nhục, lưu lãng sinh tử, thường trầm khổ ải, vĩnh thất chân Đạo”.
Tức là: chúng sinh sở dĩ không có được chân Đạo vì có vọng tâm, đã có vọng tâm tức sẽ sợ thần, đã sợ thần tức là đang ở trong vạn vật, đã ở trong vạn vật tức sinh tham cầu, đã sinh tham cầu tức là phiền não, phiền não thì vọng tưởng làm khổ cho thân tâm, càng đễ gặp phải thứ đục chọc khiến cho còn chìm mãi trong sinh tử, thường chìm đắm trong khổ ải, mãi rời xa chân Đạo. Điều này cho thấy nguồn gốc phiền não và thống khổ của con người là do tâm tham dục vọng niệm mà ra. Chính vì tham dục vọng niệm khiến cho chúng ta “tiện tạo trược nhục, lưu lãng sinh tử, thường trầm khổ hải”.
Chúng ta tu Đạo chính là tu luyện khiến cho tâm ta bớt tham dục, khiến cho tâm ta bớt vọng niệm, thế mới đạt được “hậu kì thân nhi thân tiên, ngoại kì thân nhi thân tồn” tức là “để thân ra sau là thân ở trước, để thân ra ngoài mà thân còn”. Để đạt được vô vô diệc vô, vô ngã vô tha, đạt được cảnh giới thường thanh thường tĩnh, đạt được cảnh giới của tổ sư cao chân là đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, chí công vô tư. Đây là cái mà chúng ta thường gọi là cảnh giới thần tiên.
Vậy chúng ta cần phải tu tâm như thế nào mới đạt đến cảnh giới thần tiên?
* Cần phải tu luyện một trái tim thanh tĩnh bình hoà. Đức Thái Thượng trong Thanh Tĩnh Kinh nói: “Nhân năng thường thanh tĩnh, thiên địa tất giai quy”, “đắc ngộ Đạo giả, thường thanh tính hĩ”. Nghĩa là bản chất của Đạo vốn là thanh tĩnh, cho nên trước tiên mọi người phải tu tâm, tu luyện cho tâm mình trở nên thanh tĩnh bình hoà, chỉ khi sở hữu được tâm thanh tĩnh bình hoà mới có thể khiến cho lục dục không sinh, đồng thời khiến cho tham sâm si tam độc tiêu diệt, mới có thể dần dần nhập vào chân đạo, dữ đạo hợp chân. Tư duy và hành vi của con người không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh và sự vật xấu bên ngoài, không bị hạn chế bởi các loại tham dục xa cầu chế ước, thì tâm linh mới có thể không bị chướng ngại, tự do tự tại, trừng triệt sáng suốt, không minh trống rỗng bình hoà.
Tâm địa càng thanh tĩnh thì sẽ phát sinh và tăng trưởng ra rất nhiều Đạo tâm chân công, phúc tuệ tự nhiên, miên viễn luôn luôn nhắc nhở bản thân phải tu dưỡng, tu trì một trái tim thanh tĩnh bình hoà.
* Cần phải tu luyện một trái tim bão phác quả dục, Đức Thái Thượng trong Đạo Đức Kinh chương 19 có nói: “Kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục” tức là “giữ vẹn tinh anh chất phác, ít riêng tây, ít ham muốn”. Chư tổ yêu cầu mỗi vị Đạo sĩ chúng ta phải tu chân Đạo để làm người chân chính, để trở về trạng thái nguyên thuỷ của con người, trạng thái đơn sơ nguyên thuỷ nhất, chỉ có trạng thái này mới là con đường chân Đạo.
Giống như một đứa trẻ vô tri vô dục chỉ với chân khí ở bên trong mới có thể sinh trưởng và phát triển lâu dài, không có ma khí và vọng tưởng, không có tham lam và dục niệm cho nên nếu ta còn giữ một chút tham niệm chính là chúng ta làm mất đi chân khí, lưu một chút dục vọng là chúng ta thiếu đi một chút Đạo tâm. Vì vậy, chúng ta phải xử thế tu thân, khiến cho chúng ta đạt được trạng thái vô tật vô đỗ, vô chiêm vô tham, vô tranh vô đấu, sinh hoạt tố phác, giản cư tiết hành, đồng thời phải giữ được thanh quy giới luật của Đạo môn, cự tuyệt tất cả mọi thứ dụ dỗ của hồng trần thế tục.
Đức Thái Thượng khi dạy Đạo chúng ta từng nói: “Hoạ mạc đại ư bất tri túc. Cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ” tức là “không hoạ nào lớn bằng không biết đủ. Không hại nào lớn bằng muốn được của. Cho nên biết cho mình là có đủ thời luôn luôn đủ”. Đây là cáo giới về lòng tham vô tận có hại cho việc tu hành của chúng ta, người tu Đạo tất phải trở về với “quy chân thủ nhất, bão phác quả dục”.
* Cần phải tu luyện một trái tim nhân thiện từ ái, Đức Thái Thượng trong Đạo Đức Kinh chương 67 có nói: “Ngã hữu tam bảo, trì nghi bảo chi. Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi tiên hạ thiên”. Tức là: “Ta có ba báu vật, ta hết sức chắt chiu. Một là khoản từ, hai là tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ”.
Từ là gì? Thái Thượng đạo tổ từng dạy: “Từ là một loại bi mẫn chúng sinh, sự chăm sóc không phân biệt, sự khiêm tốn nhu hòa như đức tính của người mẹ.” Từ ái có thể tạo ra một dũng khí để bảo vệ cuộc sống và thiện cử để giúp đỡ người khác. Đó là tình hoài và thượng thiện lớn nhất, vĩ đại nhất trên thế giới này. Vì vậy, người tu Đạo phải thiện trì, biết quan tâm, biết thông cảm, biết bao dung với những khuyết điểm lỗi lầm của người khác, tuân thủ đức tin, tín nghĩa, nhiệt tâm, nhiệt tình vì công ích, giúp đỡ những người ốm đau bệnh tật, thương xót những người nghèo, cứu trợ những nạn dân bị nạn đói, xây cầu mở đường, xây miếu tạo tượng, hộ Đạo hộ pháp, cúng dưỡng Đạo kinh sư tam bảo, làm nhiều việc thiện ích cho xã hội hơn nữa. Nếu ta có lòng từ tâm như vậy, thì việc tu Đạo của ta không một chút hư tình giả dối, không một chút văn chương bài vở hời hợt mà nó là sự nhất quán giữa thực hành lời nói và việc làm. Nếu có lòng nhân ái nhân hậu thì sẽ kiên định Đạo tâm, hãy tiến về phía trước và sau đó hãy tiến nhập vào dữ Đạo hợp chân để trở thành sinh phàm nhập thánh.
* Cần phải tu luyện một trái tim cảm ân phụng hiến, chúng ta mỗi ngày ăn ba bữa, nghĩ đến ăn thì khó, nghĩ đến cái mặc bốn mùa thì cảm thấy may quần áo cúng khó lòng phù hợp. Cho nên, mọi việc đều giống như một giọt nước để tích thủy tri ân, dung tuyển tương báo, khi đó điều ta cần nhất đó là một trái tim cảm ân phụng hiến. Trong miếu vũ cung quán, người đi trước đã đặt nền và xây dựng, tu tạo, người tu hành khi cư trụ tu chân phải cảm ơn tổ sư và các vị tiên hiền đi trước. Di sản phong phú và sự giàu có về tinh thần cùng với cơ nghiệp phong hậu để lại cho chúng ta và hậu thế, cùng với thần thánh Đạo tràng cho phép các huyền diệu đệ tử có thể an tâm học Đạo, hành Đạo, tu chân. Nó là cơ sở, nền tảng tốt nhất cho việc truyền bá Đạo giáo từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các đệ tử, người tu hành cần nên báo đáp ân huệ của các bậc đại đức thiện tín đã giúp đỡ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, chúc phúc cho họ, nhờ có họ, sự nghiệp Đạo giáo và cung quán mới có thể có được như ngày hôm nay. Nó không thể tách rời khỏi sự phụng hiến, chi trì mạnh mẽ của các bậc hộ pháp đại đức. Chúng ta nên cảm tạ sự ủng hộ và cúng dưỡng của họ với tấm lòng biết ơn và đức tin sâu sắc của chúng ta cùng với sự kiên định vào tín ngưỡng của chúng ta. Chắc chắn sự nghiệp Đạo giáo của chúng ta sẽ hưng vượng.
Hy vọng, mỗi vị Đạo sĩ hãy tu dưỡng cho mình để có một trái tim thanh tĩnh bình hòa, hãy tu dưỡng cho mình một trái tim bão phác quả dục, hãy tu dưỡng cho mình một trái tim nhân ái từ thiện, hãy tu dưỡng cho mình một trái tim cảm ân phụng hiến. Bốn phương diện này, kỳ thực là bốn cấp độ mà cấp độ này cao hơn cấp độ kia, nếu ta đạt được bốn cấp độ này thì việc tu Đạo của chúng ta sẽ có một nền tảng cơ sở vững chắc, và sự tu luyện tu dưỡng của chúng ta sẽ nâng lên một tầng hoàn toàn mới. Đức Thái Thượng dạy chúng ta rằng: “Thiên trường địa cửu, thiên địa sở dĩ trường cửu giả, dĩ kì bất tự sinh, cố năng trường sinh”. Tức là: “Trời dài đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường sinh”.
2. Học Đạo ngộ kinh viên thông vô thượng trí tuệ (Học Đạo ngộ kinh đạt được trí tuệ cao siêu).
Trong ngộ chân thiên có nói:
“Âm phù bảo tự du tam bách
Đạo đức linh văn mãn ngũ thiên
Cổ kim thượng tiên vô hạn số
Tẫn tòng thử xử đạt chân thuyên”
Đọc kinh, học kinh là một bước quan trọng để người tu Đạo tu thân, xử thế, hiểu được chân lý, hiểu được Đạo, chứng được Đạo, kinh tạng là đại trí tuệ, là tâm tông của chư thánh đi trước, là vô thượng trí tuệ, là kho tàng để người tu Đạo có được trí tuệ vô thượng, tìm hiểu cội nguồn, biết được nhân tâm kiến tính, hiểu rõ được bản chất, tuân tuần được pháp tắc, lĩnh ngộ được chân đế, tuân theo được quy luật, thấu triệt được ý nghĩa, lợi thế tế dân, là cội nguồn của lý luận và là đại bảo khố làm lợi cho thiên hạ và giúp đỡ cho con người. Vì vậy, mỗi vị Đạo sĩ đều phải thâm nhập vào trong kinh tạng, thường xuyên đọc kinh điển, nắm vững và tinh thông được giáo nghĩa, tích lũy được các kinh nghiệm tâm đắc, mới hiểu được chân lý thâm sâu, mới ngộ được huyền lý.
Có rất nhiều cách học khác nhau bao gồm: tự tu tự học, có thể bái sư giải hoặc, có thể hỗ học tham huyền, cũng có thể nhập giáo cầu tri. Đây đều là những cách học tốt, là một người học Đạo, chúng ta có thể học tập từ khắp mọi nơi trên toàn thế giới, không phân biệt tuổi tác dù đang ở tuổi thiếu niên, một độ tuổi mà còn nhiều đam mê mê muội nhưng vì mục tiêu chung mà phấn đấu học tập, nghiên cứu luân thường đạo lý, khổ trí cầu học, học Đạo nghĩa Đạo đức, học kinh điển lý luận, học Đạo nhạc kinh vận, Đạo đức và lối sống cũng như tính mệnh được trau dồi. Thông qua học tập đề cao sự hiểu biết về ngộ tính, từ đó giống như ngọn đèn trí tuệ soi sáng chính bản thân mình. Xã hội ngày nay phát triển thì chúng ta cần phải theo kịp với thời đại, nếu không học hỏi con người sẽ bị tụt hậu, sẽ bị xã hội cũng như thời đại đào thải một cách tự nhiên, làm việc này khác nào chèo thuyền ngược dòng.
Nếu bạn không tiến lên, bạn sẽ phải thụt lùi. Người xưa từng nói:
“Thư thượng đắc lai chung giác thiển,
Sự phi kinh quá bất chi nan”.
Học cần đi đôi với thực hành. Khi tu học kinh điển, thì câu nói “Học đi đôi với hành” sẽ áp dụng được những gì mà chúng ta đã học? Trong quá trình học tập kinh điển Đạo giáo, chúng ta phải vận dụng những lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống để nâng cao niềm tin, đề cao tín ngưỡng, nâng cao kiến thức, đào thải tính tình và tu dưỡng khí chất của bản thân mình. Học Đạo là một quá trình gian khổ, lâu dài đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực và cố gắng hết sức.
Thái Thượng Đạo tổ từng nói: “Hợp bão chi mộc, sinh vư hào mạt, cửu tầng chi đài, khởi ư lũy thổ. Thiên lý chi hành thủy ư túc hạ”. Tức là: “Cây to một ôm, sinh tử gốc nhỏ, đài cao chín tầng khởi từ mô đất. Cuộc vĩnh hành nghìn dặm khởi từ bàn chân”. Học Đạo phải có lòng kiên trì, chẳng ai có thể đánh cá trong ba ngày, chẳng ai có thể phơi lưới trong hai ngày và nhất định có tính kiên trì như việc cưa gỗ đứt dây, kiên trì như nước chảy đá mòn, kiên trì bền bỉ thì mọi việc mới thành công, muốn học Đạo, chúng ta phải có lĩnh hội và tư duy tốt.
Có người từng nói: “Học nhi bất tư võng, tư nhi bất học tức đãi”. Tức là: “Học mà không suy tư tất sẽ sai lầm, suy tư mà không học thì tất sẽ bế tắc”. Nếu làm cuộc điều tra trong giới trẻ về những loại sách mà họ thích đọc, chúng ta thử nghĩ xem loại sách nào khiến họ thích đọc nhất. Đang trong thời buổi thực dụng, ai cũng muốn cho mình một cuốn sách hữu ích, vậy chúng ta nên đặt câu hỏi: Đâu là lợi ích xã hội?. Đọc sách là phương thức tốt nhất để tiếp thu tri thức, mặt khác nếu đọc sách lướt qua là biết hết, hoặc đọc ngấu nghiến không tiếp thu suy nghĩ, phiến diện đại lược, biết một mà không biết hai, đôi khi nhầm lẫn, điều đó thật tai hại, không phải lỗi do sách. Tức là khi học, ta phải vận dụng trí não, suy nghĩ vấn đề nhiều hơn, muốn học Đạo thì phải hỏi thêm, nghe chưa hiểu thì phải hỏi, học và hỏi luôn có một mối liên hệ với nhau. Nếu có vấn đề cần phải hỏi, cần thắc mắc, ta có thể hỏi thầy, hỏi bạn bất cứ lúc nào, bởi vậy mới có chữ: “Vấn đạo”.
Thông qua vấn Đạo để nâng cao được bản thân, học Đạo cũng nên giỏi tích lũy, giỏi ghi chép những kinh nghiệm của nhiều lần học để được ngộ Đạo, tích lũy nhiều để tạo thành tài liệu, văn bản để trao đổi với người khác, bổ sung kiến thức cho nhau, mới có thể đạt được hiệu quả học tập tốt nhất. Những gì tôi đang nói đều là một số kinh nghiệm trong việc học Đạo của bản thân tôi. Có thể Đạo hữu sẽ chê cười là cổ hủ và lạc hậu tuymỗi người học Đạo đều đi theo một con đường riêng của bản thân mình, nhưng đều hi vọng dựa vào kinh sách mới ngộ được thánh Đạo, mới đạt được trí tuệ.
3. Tôn Đạo chính kỷ, tu Đạo hoàn mĩ tự thân (Tôn trọng đại Đạo như tôn trọng chính bản thân mình, tu luyện Đạo để hoàn thiện bản thân).
Đức Thái Thượng trong Đạo Đức Kinh có nói: “Tu chi vu thân, kỳ đức nãi chân, tu chi vu gia, kỳ đức nãi dư, tu chi vu hương, kỳ đức nãi trường, tu chi ư quốc, kỳ đức nãi phong, tu chi ư thiên hạ, kỳ đức nãi phổ”. Tức là, nếu lấy Đạo tu thân thì đức sẽ thực, nếu lấy Đạo tu sửa gia đình thì đức sẽ thừa, nếu lấy Đạo tu sửa xóm làng thì đức sẽ phong thịnh, nếu lấy Đạo tu sửa thiên hạ thì đức sẽ phổ quát. Điều này cho mọi người biết cách tu dưỡng bản thân, tự hoàn thiện bản thân và tự hoàn thiện giá trị của bản thân đối với xã hội, đối với giá trị ý nghĩa của bản thân thì đây là ánh sáng trí tuệ của việc tu dưỡng nhân tính mà Đạo tổ lão quân đã dạy chúng ta.
Tu Đạo chính là nghe theo những lời dạy của Đạo tổ lão quân, tự ta tu luyện, tự ta xây dựng cải tạo lại bản thân, tự ta trau dồi, tự ta hoàn thiện sẽ khiến cho bản thân chúng ta trở nên hoàn mĩ.
Chúng ta muốn có được công phu thì chúng ta phải thực hiện được ba phương diện sau:
* Dưỡng sinh: Dưỡng sinh chính là sự trân quý, quý trọng sinh mệnh của chính mình, phải tự bảo trọng sức khỏe của bản thân mình là vì thân ta là nơi cư ngụ của chư thần, nếu thân ta khiếm khuyết thì giống như chúng ta thiếu đi cái vốn có của cơ thể, sau đó ta không thể làm bất cứ điều gì. Không có thân thể thì tu tâm có lợi ích gì? Làm thế nào để dụng thần? Còn việc học Đạo thì sao? Cho nên, dù là tu tâm tốt hay học Đạo tốt thì việc đầu tiên là phải học cách dưỡng sinh, như Đức Thái Thượng từng nói: “Thị dĩ thánh nhân chi trị, hư kì tâm, thực kì phúc, nhược kì chí, cường kì cốt. Thường xử dân vô tri vô dục. Sở phù trí giả bất cảm vi dã”. Tức là: “Phép trị nước của thánh nhân là làm cho dân trống lòng, lo dạ, yếu chí, mạnh xương. Thường khiến cho dân không biết, không ham, khiến cho kẻ trí không làm gì cả mới có thể đáp ứng được những yêu cầu sinh tồn cơ bản của cơ thể con người, để con người sống tốt”. Để hiểu được sự quý giá của sinh mệnh, chỉ khi sự sống sinh mệnh được bảo toàn, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đảm đương tốt hơn với trách nhiệm cao cả là hoằng pháp, truyền Đạo, tế thế độ nhân.
Đức Thái Thượng trong Đạo Đức Kinh chương 44 có nói: “Thậm ái tắc thậm phí. Đa tàng tất hậu vong, tri túc bất nhục. Chi chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”. Tức là: “Yêu nhiều ắt tổn nhiều. Chứa nhiều ắt mất nhiều. Biết đủ không nhục. Biết dừng không nguy. Có thể trường cửu”. Điều này cũng dạy cho hậu nhân phải cố gắng hết sức để kiềm chế lòng tham vật chất, vật dụng tham niệm bên trong của họ. Đạo giáo có nhiều pháp dưỡng sinh khác nhau mang lại hiệu quả nhất định như: tĩnh tâm, đả tọa, luyện vũ… ta có thể căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân mà lựa chọn, thích ứng với Đạo pháp Đạo thuật của riêng ta. Chúng ta nên coi trọng nhân thể, coi trọng sinh mệnh. Người xưa nói quân tử vi chính chi Đạo, dĩ tu thân vi bản”. Tức là: “Người quân tử tu Đạo lấy việc tu Đạo làm chính nhưng lấy tu thân làm gốc”.
Hay, Khổng Tử nói: “Tu kì dĩ kính, tu kì dĩ an nhân. Tu kì dĩ an bách tính”. Tức là: “Một người tự tu bản thân mình để giữ được thái độ tôn trọng, một người tu chính mình hơn nữa để mang lại cho chúng sinh trên mặt đất an ninh và hòa bình”. Đây đều là những điều rất quan trọng đối với việc tu dưỡng bản thân.
* Dưỡng đức: Đức Thái Thượng trong Đạo Đức Kinh từng nói: “Khổng đức chi dung, duy Đạo thị tùng”. Tức là: “Dung nghi của bậc đại đức là khuôn mẫu từ Đạo”.
Đạo tổ lão quân nhận thấy rằng, đức tính cao nhất của một con người được biểu hiện là người đó chỉ tuân tuần theo đại Đạo. Đức Thái Thượng trong Đạo Đức Kinh chương 23 từng nói: “Cố tòng sự ư Đạo giả, Đạo giả đồng ư Đạo. Đức giả đồng ư đức. Thất giả đồng ư thất. Đồng ư Đạo giả, Đạo diệt lạc đắc chi. Đồng ư đức giả, đức diệt lạc đắc chi, đồng ư thất giả, thất diệt lạc đắc chi”. Tức là: “Theo Đạo thì đồng với Đạo, theo đức thì đồng với đức, theo mất thì đồng với mất. Đồng với Đạo, Đạo vui tiếp đó. Đồng với đức, đức vui tiếp đó. Đồng với thất, thất vui tiếp đó”. Nghĩa là, kẻ theo Đạo có thể hòa với Đạo, tuân tuần với Đạo. Người có Đạo, có thể hòa làm một với đại Đạo. Kẻ tu dưỡng có đức thì mới có thể trở thành kẻ đức hạnh hợp thể. Những người hòa nhập với Đạo thì Đạo mới giúp người đó thành công và những người hòa nhập với đức thì đức hạnh giúp đỡ mới có thể thành công.
Người tu Đạo coi trọng Đạo và đức là một điều được đặt lên hang đầu. Chúng ta nên tự tu dưỡng Đạo đức, để trau dồi tư cách và phẩm đức của bản thân. Chúng ta phải nỗ lực khiến bản thân chúng ta trở thành những con người có phẩm chất Đạo đức cao thượng. Lúc này, việc chúng ta cần làm nhất là yêu nước, yêu giáo, tuân thủ kỉ luật pháp luật, phải ôn lương cung kiệm, khiêm tốn nhân từ, đối xử công bằng với tất cả mọi người, biết tiết chế và khoan dung với người khác, trừng phạt cái ác và tán dương cái thiện, gạn đục khơi trong, cải tà quy chính, bỏ tối theo sáng, tôn hiền hiếu lão, trợ giúp kẻ yếu, thương xót kẻ bần hàn. Chúng ta không những phải kế thừa những đức tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc chúng ta mà còn phải bắt nhịp với thời đại, phải tiến lên theo phong cách của thời đại mới. Hãy làm một người cao thượng, là một người trong sáng, làm một người có lợi cho sự kế thừa và phát triển của Đạo giáo, là một người có trách nhiệm cống hiến và đóng góp cho xã hội, nhân dân, làm một người Đạo sĩ có tu dưỡng Đạo đức.
* Dưỡng liêm: Đức Thái Thượng Đạo tổ từng nói: “Họa mạc đại ư bất tri túc. Cữu mạc đại ư dục đắc. Cố chi túc, thường túc hĩ”. Tức là: “Không hoạ lớn nào lớn bằng không biết đủ. Không hại nào lớn bằng muốn được của. Cho nên biết cho mình là có đủ, thời luôn luôn đủ”. Người xưa từng nói: “Thanh liêm tắc dân thân, hủ bại tắc dân sơ, công chính tắc dân tán, tuẫn tư tắc dân oán, liêm giả đắc dân tâm”, hoặc có nói: “Cần dĩ vi dân, liêm dĩ dưỡng đức, đàn dĩ minh chí, tĩnh dĩ tu thân”. Đây đều là đề cập đến một chữ, đó là chữ “liêm”. Cần chú ý rằng phục vụ quần chúng là đức tính tốt của con người, đó cũng là Đạo đức bắt buộc của một con người. Hãy làm một việc với sự siêng năng coi đó là nền tảng, hãy để cho liêm dẫn đường.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến nhiều chữ “liêm” trên mọi khía cạnh, phản ánh đầy đủ sâu sắc bản chất của phạm trù đó, trong quan điểm của mình, trong bài báo “Thế nào là liêm?”, Người cho rằng: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Là liêm khiết, là luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân. Người nhấn mạnh: “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại. Không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học hỏi, ham làm, ham tiến bộ”. Bên cạnh đó, Người cũng đề cao vai trò, vị trí của đức tính liêm, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng liêm là thước đo Đạo đức và cũng là thước đo bản lĩnh con người.
Người từng nói: “Muốn được lòng dân thì cũng như bắc dây leo trời”. Đồng thời, Người cũng đưa ra phương pháp thực hiện chữ liêm, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng để thực hiện chữ liêm cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục.
Người nhấn mạnh, những người ở các công sở, từ làng cho đến chính phủ trung ương đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của chính phủ, hoặc đục khoét của nhân dân, khi lộ ra bị phạt thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa cũng không được hưởng. Vì vậy những người trong công sở phải lấy chữ “liêm” làm đầu. Ngoài ra, người còn chỉ ra những biểu hiện trái với liêm. Theo quan điểm của Người, trái với liêm là bất liêm, Người chỉ rõ do bất liêm mà đi đến tội trộm cắp. Người từng nói: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên… dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình, gặp việc mà sợ khó nhọc, nguy hiểm không dám làm”.
Có một câu cổ ngữ nói rằng: “Công sinh minh, liêm sinh uy” quả thật không sai. Mặc dù, chúng ta là những người tu hành dù tu trì ở các nơi khác nhau nhưng phải luôn luôn tuân theo pháp nhập thế mà hành pháp xuất thế, làm hình mẫu cho thế hệ mai sau, làm gương cho những người tu hành, đừng quên đi pháp luật của nhà nước. Chữ “liêm” ở đây phải được ghi nhớ giống như một tiếng chuông cảnh tỉnh nhân tâm, luôn luôn vang vọng giống như tiếng gà gáy vào mỗi buổi sớm mai vang lên đúng giờ đúng giấc khiến cho mỗi người nhập Đạo chúng ta không bao giờ bị đi lạc vào trong tà kiến, không bị triển chuyển lưu lãng, tái nhập vào mê đồ và phải luôn luôn viễn ly điên đảo, không bao giờ tránh xa đại Đạo.
4. Vô lượng độ nhân, thực hiện tinh thần vĩnh hằng.
Trong độ nhân kinh có nói: “Tiên đạo quý sinh, vô lượng độ nhân”. Cái quý nhất là cái thân người hiếm có, đời người sinh mệnh ai đó chỉ có một lần, sinh mệnh đời người là có hạn, công đức tích lũy cũng nhất định có hạn, làm thế nào để chúng ta có thể lập công đức để việc làm của mình có thể được lưu truyền lâu dài trong nhân thế, bắt đầu từ tế thế độ nhân có tác dụng hay không? Vấn đề này có thể được xem xét từ ba vị trí, đó là lập trường, là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu: lập ngôn, lập trứ, lập truyền.
* Trước tiên ta nói về lập ngôn và lập trứ.
Lập ngôn chính là đề cập đến các giảng kinh luận Đạo, tọa đàm giao lưu thường ngày.
Lập trứ chính là vị trí của những cuốn sách nổi tiếng bao gồm: nhật kí luận thuật, tạp văn cảo kiện, thi từ ca phú… Ngôn từ là tâm thanh, sách là sự biểu lộ của nhân tính. Nếu như lời nói hay, tác phẩm nổi tiếng có tác động tích cực đến thế giới, đến quốc gia, đến xã hội và có ý nghĩa giáo dục sâu rộng thì sẽ được mọi người ghi nhớ và có ảnh hưởng tích cực, đồng thời được nhân thế lưu truyền rộng rãi. Nó đóng vai trò tác động truyền cảm hứng giáo dục cho con người, đồng thời kế thừa và phát huy những nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của một xã hội văn minh.
Lịch đại tổ sư đều dựa vào lời nói việc làm, kinh điển từ cổ xưa truyền lại. Dần dần tích lũy sáng tạo và phát triển để lưu truyền cho hậu thế đời sau, giúp hậu thế đời sau có thể hiểu được họ, biết được họ, học được họ và tôn sùng họ thông qua những câu chữ, tác phẩm mà các vị tổ sư tiên hiền tiền nhân đi trước để lại. Mặc dù họ đã rời xa thế tục nhưng kiến thức, trí tuệ, tư tưởng, tinh thần của họ mãi mãi trường tồn và luôn còn sống mãi.
Thái Thượng Đạo tổ từng nói: “Bất thất kì sở giả cửu. Từ nhi bất vong giả thọ”. Tức là: “Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền. Chết mà không hết thế là thọ”. Chữ “chết” ở đây được hiểu là kết thúc sinh mệnh cuộc đời, còn chữ “bất vong” ở đây là nói đến tư tưởng tinh thần bất hủ, thân dẫu chết mà không bị lãng quên thì gọi là trường thọ, cũng gọi là trường sinh. Ở đây cũng có thể được coi là một lớp hiểu biết khác của chúng ta về cuộc sống, sinh mệnh. Nếu như mỗi người chúng ta đều có thể có được một tấm giấy hay một cuốn sách lớn được thế hệ mai sau ghi chép và lưu truyền thì tinh thần của chúng ta sẽ trường tồn, trường sinh, bất tử, vĩnh hằng, bất diệt. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta đều có một trình độ văn hóa, chuyên môn khác nhau nhưng chúng ta có thể nỗ lực làm việc chăm chỉ và học hỏi những gì người xưa .
Nếu người xưa làm được thì ngày nay chúng ta sẽ có thể làm được vì điều kiện của chúng ta, môi trường của chúng ta tốt hơn người xưa rất nhiều lần. Chúng ta nên để lại điều gì đó đáng trân trọng và ngưỡng mộ cho các thế hệ tương lai trong thế giới phồn vinh và thịnh vượng này. Ngày nay, ngay cả khi không có những ngôn từ vĩ mô hoặc những ngôn từ có thể khai sáng cho người khác thì chúng ta vẫn có thể có những ngôn từ trí tuệ cao siêu.
* Lập truyền.
Trên thực tế, lập truyền không phải là việc riêng của ta, ta đang cố gắng và nỗ lực hết sức để trở thành người tốt, người tu hành tốt. Ngoài việc chăm sóc bản thân, chúng ta còn có thể giúp đỡ người khác. Đây là một công đức vô lượng, người tu Đạo làm công đức không cần báo đáp nhưng thế giới sẽ luôn ghi nhớ những việc họ làm. Ta làm việc thiện, việc tốt thì sẽ được người khác khen thưởng, khen ngợi. Đây chính là tấm bia miệng, là tấm bia truyền từ đời này qua đời khác, người người đều tán tụng.
Người xưa nói: “Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Câu tục ngữ này khuyên răn con người chúng ta cần làm việc cho đúng chuẩn mực bởi lời nói có ý nghĩa vang vọng và lưu truyền muôn đời. Trong truyền thống của dân tộc ta có rất nhiều câu tục ngữ như trên nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ này không chỉ là lời khuyên răn mà còn là một văn hóa, đó là văn hóa lịch sự trong giao tiếp của con người, cách giao tiếp tạo nên ấn tượng sâu sắc giữa người với người, ảnh hưởng vang vọng và mang ý nghĩa sâu xa. Câu tục ngữ trên không chỉ cảnh tỉnh và giúp chúng ta thay đổi cách chúng ta giao tiếp với chính mình mà còn nhắc nhở chúng ta về lối văn hóa ngày nay khi mỗi người được học tập một cách nghiêm túc và đàng hoàng thì lời nói không bằng những con người ở thời kì trước. Tuy trình độ học vấn của họ ở trình độ thấp nhưng cách nói chuyện của họ tế nhị và thu hút lòng người. Câu tục ngữ này tác động mạnh mẽ đến ý thức của con người Việt Nam, nó là một bài học quý báu để nhắc nhở bản thân chúng ta cần nói những ngôn ngữ hay và hợp lòng người. Những lời nói của chúng ta sẽ dai dẳng đến thời gian dài, vì vậy hãy cẩn thận với những lời mình nói.
Vì vậy, mọi người phải tự lo việc riêng, tự làm người tốt, tự tu Đạo theo cách riêng của mình, khiến cho Đạo khí trường tồn, tinh thần vĩnh hằng. Đây là sự theo đuổi, sự truy cầu tối cao của người tu Đạo chúng ta.
Từ những kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn của bản thân, tôi mong muốn được viết tiếp những lời hay ý đẹp, những việc tốt sẽ không chỉ dừng ở những luận điểm cơ bản của tôi mà cầu mong công đức này sẽ lan tỏa đến tất cả mọi người và tất cả chúng ta, tất cả chúng sinh ai cũng như ai, đều có thể cùng nhau:
“Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhất thiết
Ngã đẳng dữ chúng sinh
Cộng thành vô thượng Đạo”.