Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, nó đã trải qua một thời gian dài thai nghén trước khi chính thức xuất hiện. Trong quá trình phát triển, nó không ngừng tiếp thu những nội dung văn hoá truyền thống, nó tin rằng vũ trụ và mọi sự sống đều phát triển từ Đạo, con người có thể đạt được cùng một thể với Đạo thông qua nỗ lực của bản thân, do đó tiến vào cảnh giới thần tiên mà phát triển thành trường sinh thành tiên.
Triết lý nhân sinh của Phật giáo cũng vô cùng phong phú, quan điểm sống của Đạo Phật đặc biệt đề cập đến quan điểm sống trong thế giới hữu tình, Đạo Phật tin rằng tất cả chúng sinh đều được hình thành bởi sự kết hợp của ngũ uẩn gồm: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong lục đạo luân hồi, con người phải chịu nhiều đau khổ không thể giải thoát, chỉ có quy y tam bảo Phật, Pháp, Tăng thì mới có thể tiến nhập vào cảnh giới Niết Bàn.
Trong bài này, chúng tôi chỉ xin nói và phân tích về nội hàm của Đạo Giáo và triết lý nhân sinh của Phật Giáo, đồng thời xem xét các đặc điểm của Đạo giáo và triết lý nhân sinh của Phật Giáo từ ba khía cạnh khác nhau: thái độ với cuộc sống khác nhau, nỗ lực chủ quan khác nhau, phương pháp thực hành cụ thể khắc nhau.
1. Nội hàm lý luận triết học nhân sinh của Đạo Giáo.
Đạo Giáo đã trải qua một thời gian dài thai nghén trước khi chính thức xuất hiện, trong quá trình phát triển đó nó đã tiếp thu những nội dung văn hoá truyền thống, người ta tin rằng vũ trụ và mọi sự sống đều phát triển từ Đạo và con người có thể bước vào cảnh giới thần tiên thông qua nỗ lực của chính bản thân mình. Cho nên cái gọi là triết lý sống của Đạo Giáo luôn đề cập đến việc giải thích và nhận thức cuộc sống của con người là do quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng trường sinh trong Đạo Giáo.
Quan điểm sống của Đạo giáo tuân thủ khái niệm tổng thể của văn hoá truyền thống phương Đông, cường điệu mối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sống và vũ trụ cũng như sự đảo ngược và bổ sung của âm và dương trong thân tâm con người. Quan điểm sống của Đạo Giáo dựa trên cơ sở Đạo luận của học thuyết Lão Trang thời Tiên Tần, lấy Đạo làm nguồn sống trong vũ trụ, vạn vật đều được tạo ra bởi Đạo và kết nối cuộc sống giữa con người với Đạo, sự liên kết trường sinh bất tử và đắc đạo thành tiên của con người. Quan niệm về cuộc sống “sinh Đạo hợp nhất” đã phản ánh sự theo đuổi cao nhất của Đạo Giáo, trong Thái Thượng Lão Quân Nội Quán Kinh đã đưa ra quan điểm rõ ràng về “sinh Đạo hợp nhất”, tức là “nhược sinh vong tắc Đạo phế, Đạo phế tắc sinh vong, sinh Đạo hợp nhất, tắc trường sinh bất tử” mà quan niệm sống của “sinh Đạo hợp nhất” và quan điểm vũ trụ “thiên nhân hợp nhất” trong triết học cổ phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng ta có thể lấy quan điểm vũ trụ về “thiên nhân hợp nhất” làm trụ cột cho lý thuyết của triết học nhân sinh Đạo Giáo. Đạo Giáo đã kế thừa “thiên nhân hợp nhất” và nỗ lực khám phá bí ẩn của cuộc sống từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Cho nên trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử có nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”. Về mối quan hệ giữa trời và người, Trang Tử trong Thu Thuỷ Thiên từng nói: “Ngưu mã tứ túc, thị vị thiên, lạc mã thủ, xuyên ngưu tị, thị vị nhân. Cố viết: Vô dĩ nhân diệc thiên, vô dĩ cố diệc mệnh, vô dĩ đắc tuẫn canh, cẩn thủ nhi vật thất, thị vị phản kì chân”. Tức là “Trâu hoặc ngựa có bốn chân, đó là tự nhiên, cột dây vào đầu ngựa, xỏ dây vào mũi trâu, đó là nhân tạo. Cho nên mới nói: Đừng lấy cái nhân tạo mà tiêu diệt sự tự nhiên, đừng vì sự việc mà tiêu diệt cái đã định, đừng vì muốn có danh mà chết vì danh. Giữ kĩ chớ quên ba điều ấy chính là quay về với chân tính của mình”. Đạo Giáo cho rằng cuộc sống của con người và thiên nhiên vốn dĩ không thể tách rời, vì vậy cuộc sống của con người phải được nắm bắt trong khuôn khổ tổng thể là: “Thiên nhân hợp nhất”.
Đạo Giáo coi cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, thiên địa trời đất là một đại vũ trụ. Tiểu vũ trụ và đại vũ trụ có mối quan hệ tương ứng, có nghĩa là Đạo Giáo cho rằng cơ thể con người chứa đựng tất cả các thông tin của toàn bộ chính thể thiên địa vạn vật. Vào thời Nguyên, Lý Hoà Thuần trong Trung Hoà Tập đã so sánh thuyết “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” của Lão Tử và thuyết “Hư hoá thần, thần hoá khí, khí hoá tinh, tinh sinh hình” của Độ Nhân Kinh thấy có sự tương ứng và tin rằng sự sinh ra của con người cũng giống như sự sinh ra của trời đất thiên địa.
Đạo Giáo tin rằng có sự tương ứng và tồn tại về tượng số giữa người và trời, như trong Thái Thượng Lão Quân Nội Quán Kinh cho rằng mặt trời mặt trăng trên bầu trời giống như hai mắt của con người, trời có ngũ tinh, đất có ngũ khí, người có ngũ tạng, đầu người tròn giống như trời, chân vuông giống như đất, nam nữ giống như càn khôn âm dương, tứ chi giống như tứ tượng tứ lý, ngũ quan giống như ngũ hành, số lượng khớp xương của con người bằng 360 ngày của năm.
Sự xuất hiện của Nội Đan Đạo là giai đoạn phát triển nâng cao của Đạo Giáo nhằm tiến nhập vào việc khám phá triết lý cuộc sống. Nội Đan Đạo cường điệu tính mệnh song tu, cái gọi là tu tính chính là tu tâm, tu mệnh chính là tu thân, tính mệnh song tu chia thành năm giai đoạn, đó là: xây dựng nền tảng, luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hoàn hư, hoàn hư hợp Đạo. Các giai đoạn luyện tinh hoá khí và luyện khí hoá thần là các giai đoạn thuộc về tu mệnh, các giai đoạn luyện tinh hoàn hư và hoàn hư hợp Đạo thuộc về giai đoạn tu tính, giai đoạn tu mệnh là giai đoạn có thể được hiểu là biểu hiện của cái hữu trong mối liên hệ hữu vô, giai đoạn tu tính có thể được hiểu là phương diện khía cạnh của cái vô trong mối liên hệ hữu vô. Trong thuyết “Đạo sinh nhất, nha sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” của Lão Tử, chúng ta có thể lý giải là quá trình thuận với cuộc sống mà biểu hiện trái ngược của nó chính là quá trình thành tiên. Tức là tinh, khí, thần dần dần được giản hoá và cuối cùng quay trở về với Đạo giống như Đạo Đức Kinh từng nói: “Tổn chi hựu tổn, dĩ chí vu vô vi”.
Đạo Giáo rất coi trọng việc âm dương song tu trong quá trình luyện khí hoá thần, tức là thuật nam nữ hợp khí. Đạo Giáo kế thừa học thuyết cổ xưa về âm dương ngũ hành, tin rằng vạn vật đều có tính của ngũ hành và tất cả đều chứa đựng bản chất của ngũ hành, đặc biệt chú trọng tư tưởng “nhất âm nhất dương chi vi Đạo” (một âm một dương gọi là Đạo), tức là chú ý đến vấn đề “cô âm bất sinh, cô dương bất trưởng”. Trong ba đại pháp tu luyện của Đạo Giáo gồm: nội dưỡng, ngoại dưỡng và phòng trung thuật thì thuật nam nữ hợp khí của phòng trung thuật chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Tôn Tư Mạo trong Thiên Kim Phương đã nhiều lần nói về vấn đề này, đặc biệt là “càn khôn giả, diệc chi môn hộ, chúng quái chi phụ mẫu”, “thiên địa nhân huân, vạn vật hoá sinh, nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá thuần”. Chính nhờ sự giao cấu giữa âm dương nam nữ mà vũ trụ trở nên phong phú và sôi động, thế giới nhân luân của con người đầy màu sắc cũng được hình thành
2. Nội hàm lý luận trong triết học nhân sinh Phật Giáo
Triết lý nhân sinh của Phật Giáo cũng rất phong phú về nội dung, có mối liên quan mật thiết đến các khái niệm như: hữu tình, hàm thức, chúng sinh. Có ba loại thế giới: thế giới thứ nhất được gọi là khí thế gian, dùng để chỉ hoàn cảnh vật chất, hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, hoàn cảnh vật chất được gọi là khí thế gian. Thế giới thứ hai được gọi là thế giới chúng sinh thế gian, cũng được gọi là hữu tình thế gian, là chỉ các chúng sinh tồn tại trong thế giới. Loại thế giới thứ ba được gọi là trí tuệ giác thế gian, trí tuệ giác chính là Phật, chứng đắc được quả báo cứu cánh viên mãn. Cho nên quan niệm sống của Phật Giáo đề cập cụ thể đến quan niệm sống trong hữu tình thế gian.
Hữu tình là thế giới của chúng sinh với bảy loại cảm xúc của thất tình lục dục như: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh và tham, sân, si cũng như các tâm phiền não khác của chúng sinh trên thế gian. Tất cả các chúng sinh hữu tình đều có các cấp độ khác nhau về chức năng tâm thức, bao gồm tám thức: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, vị da thức, a lại da thức. Cho nên, chúng sinh cũng có tính năng của hàm thức. Tất cả cuộc sống của chúng sinh hữu tình hàm thức đều được sinh ra tuỳ theo sự hoà hợp chúng duyên của các điều kiện khác nhau mà cuộc sống của các chúng sinh còn được gọi là ngũ uẩn thân. Tức lừ: sắc, thụ, tưởng, hành, thức cùng được sinh ra, cơ thể sống chuyển hoá không ngừng. Một người chết đi và một người được sinh ra, trong lục đạo luân hồi họ phải chịu nhiều đau khổ không được giải thoát. Cuộc sống của tất cả chúng sinh đều được khởi phát từ vô minh, do một niệm vô minh vọng động mà sản sinh ra các mặt đối lập chủ khách, không hữu,… Cụ thể, khi nói về sự sống và con người, Phật Giáo đề ra thuyết tam thế nhân quả và thuyết thập nhị nhân duyên trong cuộc sống luân hồi.
Theo hình thức sản sinh ra sự sống, Phật Giáo có thể chia thành: noãn sinh, thấp sinh, hoá sinh, tuỳ theo sự khác biệt phúc báo giữa thiện và ác, cuộc sống có thể tạm chia thành lục đạo hay lục thú như Thiên Đạo, Atula, nhân loại, súc sinh, ngã tử quỷ, địa ngục. Tuỳ theo mức độ thanh tịnh của tâm, sự sống chia thành ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Theo quan điểm của Phật Giáo, tất cả các chúng sinh hàm thức hữu tình đều không thể tách rời khỏi cái rắc rối của vô minh và ngã chấp. Tất cả các sinh mệnh và phi sinh mệnh đều là sản vật hài hoà của các điều kiện chúng duyên khác nhau, không có độc lập tự tính tức là chưa có vô tự tính. Theo quan điểm Tục Đế và Chân Đế của Phật Giáo: “ Chư Pháp vô ngã”, “Duyên khởi tính không”. Rốt cuộc vạn vật vũ trụ đều không tịch cho nên gọi là tính không. Dưới sự thúc đẩy của nhân quả nghiệp lực, tất cả các sinh mệnh là một thể của nghiệp báo, là tập hợp của “nghiệp, khổ” là nhất thân. Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều thật sự tồn tại, tức là cái gọi là “huyễn hữu”. Đạo Phật dạy rằng “chân tục bất nhị”, “phiền não tức bồ đề”, “tức sắc nhi không”. Vào thời Đường, Tỳ Khưu Pháp Tạng trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tẫn Hoàng Nguyên Quán đã tổng kết về lý luận tính không huyễn hữu và Sở Nhiếp trong Nhất Tâm, cái gọi là Pháp giới có nghĩa là “Như Lai tạng tự tính thanh tĩnh tâm”, “nhiếp cảnh quy tâm chân không quán”, “Tòng tâm hiển cảnh diệu hữu quán”. Cuối cùng nó được quy kết thành “Tâm cảnh bí mật viên dung quán”. So với tục đế thông thường của Đạo Phật do sự tồn tại của ngã chấp và nghiệp lực thì tất cả chúng sinh đều luân hồi trong tam giới lục Đạo tuỳ theo nghiệp lực của mình, không phải như thế gian cho rằng người chết như ngọn đèn tắt. So với chân đế của Phật Giáo, mọi sự vật trên đời và mọi hiện tượng đời sống là kết quả của huyễn hoá vô minh, nó được thực hiện bởi a lại da thức, chưa có thực thể nào khả đắc. Vì vậy, Phật Giáo chủ trương “tam giới duy tâm”, “vạn pháp duy thức” và tất cả các chúng sinh đều có Phật tính và trở thành Phật. Đây cũng là mối quan tâm của Phật Giáo nhằm phổ độ chúng sinh, mối quan tâm cuối cùng của Phật Giáo là phản bản quy nguyên. Trong Hoa Nghiêm Kinh đã ghi lại việc sau khi Đức Phật thành Đạo như sau: “Hay thay hay thay, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ và đức tướng của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước chẳng thể chứng đắc. Nếu rời khỏi vọng tưởng tức là vô sư trí, tự nhiên trí, Như Lai trí, tất cả đều hiện ra trước mắt”.
3. Sự khác biệt về triết lý sống giữa Đạo giáo và Phật giáo
Triết lý sống của Đạo giáo và Phật giáo đều chứa đựng những nội dung vô cùng phong phú. Đạo giáo chủ trương “Tiên Đạo quý sinh”trân trọng giá trị sống hiện thực của con người, về vấn đề sinh tử Đạo giáo luôn luôn quan điểmlà “trọng sinh ô tử”, người ta tin rằng con người có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống cá nhân thông qua những nỗ lực chủ quan của chính họ, cái đó được gọi là “Thiên mệnh tại ngã bất tại thiên”, Đạo giáo cường điệu nhấn mạnh tính thực tế và tin rằng cuộc sống có thể được thay đổi thông qua các hoạt động thực tế, cái đó Đạo giáo gọi là “diên sinh hữu thuật”, mà ở đó ta có thể cường thân tiện thể và kéo dài tuổi thọ thông qua phương pháp dưỡng khí. Còn đạo Phật cũng rất coi trọng giá trị của cuộc sống, đạo Phật cho rằng cuộc sống trên đời này là vô tận trong lục đạo luân hồi, và mục đích cuối cùng là giải thoát khỏi khổ não và nhập vào niết bàn, vì vậy cuộc sống trên thế gian này là một giai đoạn cần thiết để tiến nhập vào niết bàn, nói cách khác nó chính là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho những lần tái sinh khác trong tương lai, người ta tin rằng con người thông qua nghiệp báo của tự thân có thể cải biến và phát triển theo quỹ đạo nhất định, như trong Tam Thế Kệ có nói: “ dục tri tiền thế sự, kim sinh thụ giả thị, dục tri lai thế sự, kim sinh tác giả thị”, tức là: muốn biết nhân đời trước thì hãy nhìn vào những gì phải hưởng trong đời này. Muốn biết quả trong đời sau, hãy nhìn vào những gì đang làm trong đời này. Phật giáo cường điệu đến việc tu tập thân khẩu ý Tam nghiệp và càng chú trọng đến tác dụng của việc tu Tâm chẳng hạn như “Tam tạng thập nhị bộ kinh giai thị nhất Tâm”. Nói một cách dễ hiểu, Đạo giáo và Phật giáo có những quan điểm khác nhau về cuộc sống ở Thái độ đối với cuộc sống, sự nỗ lực của sáng kiến chủ quan và phương pháp thực hành cụ thể.
Đối với thái độ cuộc sống không giống nhau.
Đạo giáo rất coi trọng đến sinh mệnh kiện khang,có một tác động sâu sắc đến chính trị, kinh tế, văn nghệ, tính cách dân tộc, luân lý Đạo Đức, phong tục dân gian và các khía cạnh khác. Đạo giáo đặc biệt chú trọng đến dưỡng sinh, vào thời Tây Tấn Cát Hồng trong Bão Phác Tử Nội Thiên từng nói “Trường Sinh Chi Đạo, Đạo chi chí dã”,tức là: con đường Trường Sinh cũng là con đường tối thượng. Bởi Đạo giáo là một tông giáo nội sinh của Trung Quốc, vậy nên nó cũng hàm chứa những điều bình dị nhất của dân tộc Trung Hoa. Từ xa xưa người ta đã có câu nói rằng: “ nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy, tứ tích âm Đức, ngũ độc thư, lục danh, thất tướng, bát kính quỷ thần, cửu quý nhân tương trợ, thập dưỡng sinh, thập nhất trạch nghiệp dữ trạch ngẫu, thập nhị khu cát tỵ hung, thập tam phùng khổ yếu vô oán, thập tứ bất cố chấp thiện ác, thập ngũ vinh quang nhân duyên lai”, tức là: nhất mệnh, hai vận, ba phong thủy, bốn tích âm Đức, năm học hành, sáu tên họ, bảy tướng mạo, tám tín ngưỡng, chín quý nhân phù trợ, mười nuôi dưỡng, mười một nghề vững bạn đời tốt, mười hai tránh điều ác, mười ba không bị người ghét, mười bốn không cố chấp, mười lăm may mắn luôn tới. Đạo gia tư tưởng đã có quan niệm trường sinh bất tử từ ngay thuở sơ khai. Tông chỉ và mục đích của phương pháp tu luyện dưỡng sinh Đạo giáo chính là kiện khang và bảo trì được sinh mệnh, duyên hoãn suy lão diên trường sinh mệnh.
Mà Phật giáo cũng rất coi trọng giá trị cuộc sống của con người trên thế gian này, trong Phật giáo Đại thừa có một câu nói về “Tinh Tiến”trong lục độ Pháp môn của Phật giáo Đại thừa. Trong Phật Di giáo kinh nói “nhữ đẳng tỳ khiêu, nhược cần tinh tiến, tắc sự vô nan giả. Thị cố nhữ đẳng, đương cần tinh tấn, thí như tiểu thuỷ trường lưu, tắc năng xuyên thạch. Nhược hành giả chi tâm, số số giải phế, hí như toản hỏa, vị nhiệt nhi tức, tuy dục đắc hoả, hỏa nan khả đắc, thị danh tinh tiến”,tức là: tỳ kheo các ông! Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Bởi vậy, các ông nên chuyên cần tinh tấn. Ví như dòng nước nhỏ làm chảy mãi thì cũng làm mòn thủng được hòn đá. Nếu trong tâm người tu giải đãi, biếng nhác, cũng giống như người xát cây lấy lửa chưa nóng đã vội ngưng nghỉ. Dù người ấy muốn lấy được lửa cũng khó mà được. Như vậy gọi là sự tinh tiến. Tuy nhiên Phật giáo cũng cho rằng cuộc sống của con người trên thế gian là một tấm thịt thối, đúng như Lục Tổ Đàn Kinh từng nói “sinh lai tọa bất ngoạ, tử khứ ngoạ bất toạ, nhất cụ xú cốt đầu, hà vy lập công khóa?”, tức là: khi sống ngồi không nằm, khi chết nằm không ngồi, vốn là đầu xương thối, vì sao lập công khóa?
Tịnh độ tông trong Phật giáo nói rằng vãn sinh Tây Phương tịnh Độ là mục đích cuối cùng của sự theo đuổi. Vào thời nhà Đường Thiện Đạo đại sư đã từng khuyến đạo rất nhiều, rất nhiều người muốn một ngày vãng sinh về Tây Phương, leo lên cây cao mà niệm Phật, trong âm thanh của Phật hiệu họ xá mệnh quy Tây.
Có thể thấy quan điểm sống của Đạo giáo đã cho thấy đặc điểm tư tưởng tái hiện ở thế gian, cho rằng được sống là hạnh phúc lớn nhất của đời người, trong khi đó Phật giáo coi trọng việc tu hành ở thế gian này, cũng là chú trọng hơn đến thế giới bên kia sống là để tu hành tốt hơn.