Đạo giáo cung quán từ ngày mùng 1 đến mùng 9 tháng 9 âm lịch cử hành Cửu Hoàng Pháp Hội để cúng tế Cửu Thiên. Trong thời gian Pháp Hội các cung quán đều cử hành pháp sự để lễ đẩu tán tinh, tụng kinh lễ sám, chúc thọ,dâng biểu văn, dâng đấu đồng, phóng sinh, thí thực lợi u.
Nguồn: Đạo sĩ Vương Long Hoa
Thông qua các nghi pháp như: lễ bái tụng kinh, triều Thánh đàn nghi để biểu đạt sự tin tưởng của tín đồ Đạo giáo với việc kì đảo quốc thái dân an, thế giới hòa bình, đồng thời sẽ có nhiều tín chúng cư sĩ, hương khách và khách du lịch quan tâm và ủng hộ đến sự nghiệp phát triển của Đạo giáo, bản quán, bản sơn. Họ thường tiến hành khẩn đảo kì nguyện để chuyển vận thái đạt, thiêm phúc diên thọ, tiêu tai miễn nạn, đồng thời sẽ có nhiều thiện duyên bằng hữu tiếp cận và hiểu được các học thuyết Đạo giáo, các giáo nghĩa tư tưởng như: quí sinh trọng đức, kính phụng thần minh, thiên nhân cảm ứng, tu thân dưỡng tính, chính kỉ hoá nhân, trân trọng văn hóa Đạo giáo truyền thống và tùy hỉ tham gia các hoạt động của pháp hội. Hoan nghênh các thiện tín và du khách đến lễ bái chiêm ngưỡng, kính hương nhiên chúc, chiêm lộ đạo ân, tùy duyên lạc trợ, giữ đạo kết duyên, hoạch phúc vô lượng.
1. Giới thiệu về các khoa nghi của Đạo giáo có thể sử dụng trong Cửu Hoàng Pháp Hội
Trai tiếu khoa nghi của Đạo giáo có phân thành dương sự và âm sự, có phân thành thanh tiếu và u tiếu.
Thanh tiếu có: kì phúc tạ ân, khước bệnh diên thọ, chúc quốc nghênh tường, kì tình đảo vũ, giải ách nhương tai, chúc thọ khánh hạ. U tiếu có: nhiếp triệu vòng hồn, mộc dục độ kiều, phá ngục phá hồ, luyện độ thí thực, tất cả các pháp sự này đều thuộc tế vong độ u trai tiếu.
Trong Cửu Hoàng Pháp Hội có các lễ nghi, tán vận pháp thức, đăng nghi..., nó phù hợp với nội dung và chỉnh thể của văn hóa Đạo giáo. Trong nghi lễ, lễ bái nghi phạm cơ bản có: khể thủ, tam quỵ cửu khấu, tam khải tam lễ, niêm hương.
Trong tán vận thường dùng lối ngâm xướng, gồm có: bộ hư vận, khai đàn phù, đại tán, điếu quải gồm hơn 50 nhạc khúc khác nhau, nhạc khúc du dương ảo diệu khiến cho nhân tâm của con người cùng với chư chân cảm thấy vui vẻ.
Pháp thức thường sử dụng gồm có: khai đàn, thỉnh thủy, đãng uế, tự táo, thỉnh Thánh, dương phan, tuyên bảng, hồi hướng, tống Thánh.
Thượng biểu gồm có các khoa nghi sau: nhiếp triệu, an linh, độ kiều, mộc dục, phá ngục, phá hồ, triều chân, luyện độ.
Các pháp thức này đều do Cao Công chủ trì, như trong mục phát phù cũng được gọi là thân văn, trước tiên thông qua Cao Công pháp sư biến thần triệu tướng mà triệu thỉnh vậy. Duyên do khi cử hành pháp sự nội dung và yêu cầu cần phải có công văn sớ điệp, thông qua Ôn Nguyên Soái, trực nhật công tào và các thần chuyển giao công văn, thông qua tam giới đế khuyết, đến chư chân thần ti mà cầu giáng giá thùy ân, chứng minh tu phù. Quá trình này thông thường cần phải trải qua phát tấu, khải sư, biến thần triệu tướng, thông sớ, tống phù, hồi hướng.
Đăng nghi trong đăng nghi của Đạo giáo lấy đèn làm dụng cụ lễ pháp chủ yếu. Do đèn và ánh sáng kết hợp với nhau mà thành, cho nên công năng của đăng nghi chính là: chiếu diệu chư thiên, tục minh phá ám, hạ thông cửu u địa ngục, thượng ánh vô cực phúc đường, đăng nghi biểu hiện cho tín đồ Đạo giáo luôn luôn truy cầu ánh sáng tư tưởng trong nội dung giáo nghĩa. Thông qua đăng nghi thực hiện được công năng của phá hủy thiết đồ la phong u âm, vạn thần hộ tống u hồn, kính nghệ nhân thiên, tùy phẩm thụ hoá, canh sinh phúc hương, lấy đăng nghi biểu hiện cho nguyện vọng và yêu cầu muốn thoát khỏi khổ nạn của tín đồ Đạo giáo. Có rất nhiều đăng nghi khác nhau ước tính khoảng 19 loại như: Bắc Đẩu, Bản Mệnh, Cửu U, Huyết Hồ, Tam Quan...
2. Tín ngưỡng Cửu Hoàng trong Đạo giáo
Tín ngưỡng tôn phụng Cửu Hoàng vốn có từ tín ngưỡng tôn phụng Bắc Đẩu. Bắc Đẩu Cửu Hoàng Đại Đạo quân là tín ngưỡng sùng bái tinh thần trong truyền thống của người dân phương Đông.
Căn cứ vào Đẩu Mẫu Bản Mệnh Diên Sinh Tâm Kinh có ghi: âm khí của Nguyên Thủy Thiên Tôn hoá sinh ra Đẩu Mẫu, phạm khí của Đẩu Mẫu lại hoá sinh ra Cửu Hoàng gồm Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Vũ Khúc, Liêm Trinh, Phá Quân gọi là thất tinh cùng với Câu Trần Thiên Hoàng Đại Đế và Bắc Cực Tử Vi Đại Đế, gọi là Cửu Hoàng Đại Đế, là đại thần của thiên tiên. Phàm là tôn thờ Cửu Hoàng tất phải tôn thờ mẹ của Cửu Hoàng, mẹ của Cửu Hoàng chính là Đẩu Mẫu. Nơi thờ của Đẩu Mẫu gọi là Đẩu Mẫu Điện hay Đẩu Mẫu Cung, nhưng thường được thờ chung cùng với Cửu Hoàng Đại Đế.
Trong văn hóa cổ đại người ta rất tin thờ Đẩu Mẫu và Bắc Đẩu Tinh Quân.
Vân Cấp Thất Thiêm viết: Cửu Tinh là linh căn của cửu thiên, là sự sáng suốt của nhật nguyệt, là chỗ nguồn gốc sâu kín của muôn vật. Cho nên trời có cửu khí tức lấy cửu tinh làm chỗ linh thông, đất có cửu châu tức lấy cửu tinh làm thần chủ, người có cửu khổng tức lấy cửu tinh làm nơi bảo mệnh. Cửu cung của âm dương lấy cửu tinh làm cửa nẻo, ngũ nhạc tứ hải lấy cửu tinh làm chỗ nương tựa
Trong lịch sử Cửu Hoàng hội của Đạo giáo được người dân vô cùng tin tưởng và trở nên vô cùng phổ biến ở khắp mọi nơi. Các hoạt động tín ngưỡng đã hoà nhập vào trong phong tục tập quán.
Vào thời nhà Thanh ở Tứ Xuyên người dân thường cấm giết mổ và ăn chay trong các ngày cử hành Cửu Hoàng Pháp Hội.
Ở Thành Đô xưa bắt đầu từ ngày 29 tháng 8 âm lịch các cửa hàng quán ăn đều được quét dọn sạch sẽ và chỉ buôn bán đồ ăn chay là chủ yếu.
Từ mùng 1 đến mùng 9 tháng 9 các hội quán đều tổ chức tụng kinh và cử hành nghi thức nghênh thỉnh Cửu Hoàng tôn giá
Ở Giang Tây người ta mời đoàn kịch biểu diễn hết 10 ngày người dân bách tính không phân là thành thị hay tỉnh lẻ mỗi gia đình đều treo một lá cờ Cửu Hoàng, tại ban thờ thần tại gia đình đều lập bài vị thờ Cửu Hoàng và bày trí hương hoa đăng trà quả thực và dâng cúng các vật phẩm để cúng tế Cửu Hoàng.
Từ mùng 1 đến mùng 9 thường cung thỉnh Đạo sĩ tụng niệm Quá Nhai Kinh. Đến ngày mùng 9 vào nửa đêm thì làm lễ tống thần.
Mỗi người chúng ta đều có một vị tinh quân làm thần hộ mệnh của riêng mình, vị tinh quân đó có liên quan mật thiết đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi năm bản mệnh tinh quân sẽ có 6 lần giáng hạ nhân gian, trong thời gian đó nếu ta thường xuyên trì tụng Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Chân Kinh thì có thể thu hoạch được phúc lớn vô lượng, tiêu tai giải ách, tâm khai đắc ngộ.
Bắc đẩu kinh nói rằng: Trì tụng Bắc Đẩu Kinh, bản mệnh giáng chân linh, trạch xả đắc an ninh, phụ mẫu bảo bình an, tử tôn bảo vinh thịnh, tội nghiệp đắc tiêu trừ, tật bệnh đắc thuyên dũ, hoành sự vĩnh bất khởi, trường bảo hanh lợi trinh, vạn tà tự quy chính.
Nhân tiết Cửu Hoàng Pháp Hội, nguyện cầu chư vị Thiên tôn, chuyển hung tác cát, gia hộ nam thiêm bách phúc nữ nạp thiên tường lão ấu khang ninh vạn gia hưng thịnh. Nguyện kỳ chư vị Thiên tôn gia phúc, gia thọ, khiến cho trăm gia bách họ vạn thế nghìn nhà được thân thể kiện khang, thọ mệnh diên trường.
Kỳ cầu chư vị Đạo hữu Đạo học tinh tấn chướng ngại vô ma phát dương quảng đại Đạo giáo. Nguyện cầu quốc thái dân an, dân cư vạn nghiệp, thiên hạ được thái hòa, bách độc tiêu trừ, dịch bệnh tiêu diệt.
Kính xin chư vị Đạo chúng tụng niệm hồng danh bảo hiệu, bảo cáo để tán dương công đức Cửu Hoàng Đại Đế. Cửu Hoàng bảo cáo, chí tâm quy mệnh lễ:
Tử quang dục tú, hoàng cực phân nguyên. Vy tạo hoá chi xu cơ, tác nhân thần chi chúa tể. Tuyên uy tam giới, thống ngự vạn linh. Chí đạo chí tôn, đại minh đại đức. Trung Thiên Bắc Đẩu, Cửu Hoàng Cửu Chân. Duyên sinh giải ách, thượng đạo đế quân. Đại thánh hưng phúc, trợ thiện thiên tôn. Bắc đẩu thất tinh dữ Thiên Hoàng Đại Đế, Tử Vy Đại Đế thống xưng vy Bắc Đẩu Cửu Hoàng Đại Đế, nhất viết Thiên Hoàng, nhị viết Tử Vy, tam viết Tham Lang, tứ viết Cự Môn, ngũ viết Lộc Tồn, lục viết Văn Khúc, thất viết Liêm Trinh, bát viết Vũ Khúc, cửu viết Phá Quân.
Đại Đạo bất khả tư nghị công đức.