Tiêu Tai Hộ Mệnh Diệu Kinh

Thứ bảy, 08/10/2022 07:16

Tên Kinh: 太上升玄消灾护命妙经 - Thái Thượng Thăng Huyền Hộ Mệnh Tiêu Tai Diệu Kinh. Người soạn không rõ, phát xuất từ những năm cuối thời Nam Bắc Triều hoặc khoảng Tùy Đường. Kinh gồm 1 quyển, xuất xứ “Chính Thống Đạo Tạng” Động Chân Bộ, bản văn loại.

Việt Dịch: Đạo Xán

duc-nguyen-thuy-thien-ton

Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn tại Trường Chân Môn ( Biên Hòa, Đồng Nai)

Khi đó, Nguyên Thủy Thiên Tôn tại rừng Thất Bảo, cung Ngũ Minh Quan, cùng với vô cực vô số chư Thiên Thánh chúng. Nhất thời từ thân Thiên Tôn phóng vô cực ánh sáng chiếu về vô lượng mười phương thế giới, thấy vô lượng vô số chúng sanh chịu vô biên khổ não. Đời đời kiếp kiếp trôi nổi theo lục đạo, sinh tử luân hồi , phiêu lãng nơi bể ái, đắm mình trong sóng dục, trầm trệ nơi thanh cùng sắc, có không 2 chấp cũng đảo điên(1). Vô không hữu không, vô sắc hữu sắc, vô vô hữu vô, hữu hữu vô hữu(2), trước sau đều mê muội, chẳng chịu tự ngộ, chung quy đều là mê hoặc.

Thiên Tôn cáo rằng: ta cùng chúng sanh từ vô lượng kiếp tới nay, đều từ cái hữu trong cái không hữu, từ cái vô trong cái không vô, từ cái sắc trong cái không sắc, từ cái không trong chẳng không(3); Phi hữu là hữu, phi vô là vô, phi sắc là sắc, phi không là không.

Không tức là không, cũng chẳng có gì là không; Sắc tức là sắc, cũng chẳng có gì là sắc; Tức sắc là không, tức không là sắc. Nếu có thể biết cái không cũng không phải cái không, thấy cái sắc cũng chẳng phải không sắc(4), tức là biết được bản tâm ngộ được cái Chân, có thể nghe hiểu diệu âm nơi ta. Hiểu được pháp môn vô không, thì động tĩnh không ngại, qua lại tự do(5), khế nhập nơi chúng diệu môn, tự nhiên mà đốn ngộ, ly rời tất cả nghi hoặc, chẳng chấp vào không kiến, lúc ấy lục căn tự thanh tịnh, mọi tà chướng một thời hốt nhiên biến mất.

Nay ta vì các người mà thuyết Diệu Kinh này, kinh tên Hộ Mệnh, có thể tế độ chúng sanh, các ngươi nên tùy theo đó mà ân cần rộng rãi truyền bá khắp thế gian, để lưu thông đọc tụng. Liền đó liền có Phi Thiên Thần Vương, Phá Tà Kim Cang, Hộ Pháp Linh Đồng, Cứu Khổ Chân Nhân, Kim Tinh Mãnh Thú(6), cùng trăm ức vạn quyến thuộc như vậy đứng trước Thế Tôn đồng tuyên thệ nguyện hộ trì kinh này, tùy sở cung dưỡng, bảo vệ kẻ gặp tai ương, nâng đỡ người lúc khốn khó, độ hết thảy chúng sanh, khiến họ rời xa các sự nhiễm trược. Nghe vậy Thế Tôn liền nói kệ :
 

Thị bất kiến ngã, thính bất đắc văn.
Ly chủng chủng biên(7), danh viết diệu đạo.

Dịch:
Kẻ nào tuy chẳng gặp được ta, chẳng nghe được lời ta “dạy bảo”.
Nhưng có thể rời được hết thảy các chấp “vào hai bên- có không, hữu vô”, thì tâm khế nhập với Diệu Đạo.

*CHÚ THÍCH:
-Nội dung kinh này tương ứng với Kinh Kim Cang nơi nhà Phật, đồng là minh tâm kiến tánh, trực ngộ bản tâm.
1. Nguyên văn: “mê hoặc hữu vô” _ ý chỉ trong cõi đời có 2 loại người, một là chấp vào có , 2 là chấp vào không. Kẻ chấp có như chấp vào danh tướng thì chạy theo ngoại cảnh. Kẻ chấp không thì đi vào sự tịch diệt của các pháp, cùng dễ bài bác nhân quả, luân hồi, họa phước.
2. Nguyên văn:
3. Nguyên văn: “tòng bất hữu trung hữu, bất vô trung vô, bất sắc trung sắc, bất không trung không” ý là trong Vô Cực lại sinh Thái Cực, từ cái không có sinh ra cái có _ từ cái hữu trong cái không hữu….
4. Nguyên văn: “Không tức thị không, không vô định không; sắc tức thị sắc, sắc vô định sắc; tức sắc thị không, tức không thị sắc.” tức là cái chấp không cũng chẳng còn chấp mới chính thức đạt chân không, câu văn để phá chấp cho những người chấp vào các pháp là không, vì còn chấp không nên chưa thật sự không. Phải ngay cả chấp không cũng phá thì mới thật là không.
-Ví dụ: khi thiền định ta hay cố gắng để tâm không suy nghĩ, nhưng sự cố gắng tạo ra cái không cũng không phải cái không chân thật, để tâm tự nhiên, cái không tâm kia cũng không có mới thật sự không tâm.
5. Nguyên văn: “Thức vô không pháp, động quan vô ngại” ý chỉ các chấp đều phá nên người này đạt được chân chính tự do giải thoát, tâm khế hợp với Đạo.
6. Nguyên văn: “Kim Tinh mãnh thú” chắc ý chỉ các loài Linh Thú, Thần Thú như long phượng….
7. Nguyên văn: “biên” tức nhị biên _ Có – không, hữu – vô….


link: http://daogiao.com/vnt_upload/download/10_2022/Tieu_Tai_HY_MYnh_DiYu_Kinh..pdf

Ý kiến bạn đọc