Trong Thần Hệ của Đạo giáo, số lượng thần tiên lên tới ức vạn. Trong Đạo tạng "Kim Lục Lập Thành Nghi" liệt kê Phổ Thiên Đại Tiếu cung phụng 3600 thần vị, Chu Thiên Đại Tiếu cung phụng 2400 thần vị, La Thiên Đại Tiếu cung phụng 1200 thần vị. Mỗi tháng trong năm, Đạo chúng thường cử hành rất nhiều ngày Thánh Đản của chư vị Thiên Tôn. Ví dụ như Đông chí là thọ nhật của Nguyên Thủy Thiên Tôn, ngày 9 tháng Giêng thọ nhật Ngọc Hoàng, ngày 19 tháng Giêng thánh đản Khâu Tổ... Duy chỉ có một vị Thiên Tôn là được mừng kính trong một tháng. Đó chính là Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn. Từ ngày 1/6 đến 24/6 âm lịch gọi là Lôi Trai Nguyệt, Đạo hữu hằng chuyên chí thành tâm cộng tu Lôi Pháp.
Nguồn: Long Môn
Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn còn được gọi là Phổ Hóa Thiên Tôn, Lôi Tổ. Ngài là vị thần quan trọng trong niềm tin Đạo Giáo. Ngài là Hóa Thân của Ngọc Thanh Chân Vương Nam Cực Trường Sinh Thượng Đế. Ngài thống trị Lôi Bộ, tam tỉnh cửu ti, tam thập lục nội viện ti, Đông Tây hoa đài, Huyền Quan diệu các, Tứ Phủ Lục Viện ti cục. Theo đó, Ngài làm đầu lãnh của các vị Ngũ Lôi Thần Binh Thần Tướng, Tam Thập Lục Lôi Công.
1, Lôi Đình là gì?
Thưa: Lôi Đình là nút nối, bản lề để gắn kết âm dương.
Khi vạn vật còn đang ở trong chỗ không không, thảy đều mù mịt hỗn độn. Một tia lôi đình khởi phát từ tổ khí khiến nơi Vô cực hóa sinh Thái cực mà hình thành nên âm dương. Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, từ đó mà vạn vật được sinh thành. Như vậy, lôi đình là phương tiện khiến vạn vật được khai sinh, chế tác. Lôi Tổ cũng chính là biểu hiện của Đạo Quyền.
2, Lôi Tổ có thực sự thánh đản ngày 24/6
Thưa: Đại Đạo chí tôn, tự bản tự căn. Từ đời đời đã phân thân hóa khí mà hiện xuất chư vị Thiên Tôn. Các Ngài tồn tại vượt trội trên mọi quy luật tự nhiên vì thế cũng không bị lệ thuộc vào thời gian. Các Ngài đều không có sinh, không có tử. Tuy nhiên vì tấm lòng con thảo, Đạo chúng gán cho chư Thiên Tôn một ngày cố định trong năm để kính nhớ, thờ phụng cách long trọng. Việc khai tiếu chúc thọ không làm tăng thêm vinh quang, đạo lực của các ngài, nhưng mang lại cho chúng ta sự phò trợ, hộ trì . Đây là một phương tiện hữu vi của chư tổ giúp gắn kết giữa Trời và người.
Như đã nói ở trên, dù được gán cho một "ngày sinh giả", những ngày này vẫn thường có một ý nghĩa đặc biệt nào đó.
Như đã biết, Phổ Hóa Thiên Tôn thống trị lôi đình. Lôi Đình là tượng âm dương giao kết. Trong năm, 24 tiết khí chính là sự cấu kết giữa âm dương thiên địa tứ thời. Cách riêng, tháng 6 là khoảng thời gian sấm chớp nổi nhiều nhất năm. Cổ nhân gọi đây là sự hiển hiện của Lôi Đình.
3, Pháp tướng Lôi Tổ
Thưa: Lôi Tổ thường được mô tả dưới hai hình tượng, thường được gọi là Võ Tướng và Văn Tướng
Lôi Đình vốn thể hiện Đạo Quyền, tức sự uy phát, vĩ đại của Đạo. Khi biểu hiện khía cạnh này, Lôi tổ nơi trán hiện pháp nhãn để thấu tường mọi yêu tà, thân phi bảo giáp, tay giữ pháp tiên, xung quanh có chứ vị lôi bình lôi tướng tháp tùng chế phục yêu tinh quỷ quái. Khi lôi đình uy phát, tất cả quỷ quái đều tự vong!
Trong "Ngọc Xu Bảo Kinh" tường thuật lại câu chuyện: Khi ấy, Lôi Sư Hạo Ông cung kính hỏi Thiên Tôn không biết nhờ nhân duyên gì mới có thể thượng thăng Ngọc Tiêu. Thiên tôn liền ngự giá Cửu phụng, tay cầm Kim Quang Minh Như Ý mà tuyên thuyết Lôi Pháp. Không chỉ hàng phục chúng ma, Lôi Tổ còn là Đấng đại từ bi vì độ muôn số chúng sinh mà thuyết pháp dẫn cứu.
Vậy khi hiển văn tướng, Thiên Tôn nét mặt nhân từ, tay cầm Như ý ( để cầu cho chúng sinh thỏa đạo ý, toại đạo tâm), cưỡi trên Cửu Phụng ( một thần thú được mô tả từ Sơn Hải Kinh, có khả năng tẩy trừ uế yếm về sau hóa thân thành Cửu Phụng Ngọc Hoa Ti Phá Uế Đại Tướng Quân).
Chí Tâm Xưng Niệm
Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn
Bất khả tư nghị công đức..