Tên kinh: 玉清元始玄黄九光真经 Ngọc Thanh Nguyên Thủy Huyền Hoàng Cửu Quang Chân Kinh. Không rõ người soạn, tựa hồ xuất phát từ thời Tống Nguyên. Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn vì chư Tiên Thượng Đế nói pháp môn luyện hình ngưng thần. Kinh gồm 1 quyển. Bản thảo gốc xuất xứ từ “Chính Thống Đạo Tạng” Động Chân Bộ, bản văn loại.
Việt Dich: Đạo Xán
Đại La Cao Thiên, Huyền Hoàng Ngọc Văn. Bàn Kết Vạn Khí, Kim Ngọc Thôi Xán. Thị Hương Kim Đồng, Truyền Ngôn Ngọc Nữ.
Phi Vân Thành Cái, Tán Hương Thành Lâu. Trung Hữu Thần Quân, Dữ Ngã Vi Trù. Nguyên Thủy Bảo Mệnh, Thái Thượng Ti Hầu.
Thanh Y Xá Nữ, Thuần Dương Ngọc Đồng. Cộng Luyện Chính Khí, Quy Vu Đạo Tông. Tằng Tằng Nga Nga, Ngọc Kinh Thần Khuyết.
Yểu Ải Đại Phạm, Siêu Việt Chúng Tiên. Phi Vô Phi Hữu, Chân Thể Tự Nhiên. Hàng Thần Lưu Thế, Vi Nhân Tinh Hồn.
Dương Hồn Hộ Tinh, Âm Phách Dục Huyết. Tinh Huyết Tuần Hoàn, Chí Dương Nội Bị. Thừa Bỉ Phàm Chất, Phục Quy Vô Vật.
Hạo Hạo Chân Thể, Đạo Hợp Thái Không. Không Trung Hữu Tượng, Chân Thể Huyền Dung. Bão Nhất Thủ Trung, Chân Thể Bất Biến.
Ký Lai Bất Tùy, Thúc Khứ Vô Luyến. Vô Trung Hữu Thể, Thể Pháp Chân Không. Chân Vô Diệu Lý, Dữ Đạo Phù Đồng.
Thánh Hành Thuần Bị, Công Đức Viên Thục. Xuất Một Tự Ngã, Hóa Tục Thành Chân. Sở Hóa Duyên Tận, Phục Quy Cao Thanh.
Cao Thanh Thiên Tượng, Thượng Vô Phục Sắc. Dĩ Thần Vi Thể, Dĩ Không Vi Trạch. Thần Ngã Biến Không Như Ba Hàm Nguyệt.
Đạo Hợp Vô Vi, Cầu Chân Vấn Trạch. Tam Giới Đại Ma, Thượng Ngưỡng Kê Thủ. Phi Ma Sở Trắc, Đương Tận Bất Hoặc.
Cửu Thiên Chân Thánh, Phụng Tụng Thử Văn. Tụng Kinh Đắc Phúc, Trợ Chân Siêu Thần. Chí Thần Vô Ngã, Chí Đạo Vô Thanh.
Nguy Nguy Đại Đạo, Vạn Pháp Chân Tông. Cửu Dương Thiên Chân, Lục Âm U Quỷ. Phúc Nghiệp Bất Đồng, Văn Ngã Diệu Chú.
Lưỡng Nhĩ Giai Thông, Ngã Kim Kê Thủ. Vạn Kiếp Đạo Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thái Thượng Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân.
Ngũ Cung Hoàng Lão, Tam Huyền Trượng Nhân. Phi Thiên Thần Vương, Diệu Hành Chân Nhân. Tả Hữu Chân Nhân, Thái Ất Chân Quân.
Thập Phương Thiên Tôn, Chư Thiên Thượng Đế. Nhất Thiết Khổ Não, Cập Sở Hi Cầu. Bảo Thân Dưỡng Mệnh, Động Triệt U Minh.
Văn Tụng Nhất Quá, Đồng Lực Hộ Vệ. Ngọc Đồng Ngọc Nữ, Ký Quá Thư Danh. Danh Đăng Tiên Tịch, Sở Hướng Giai Thành.
Khi đó, Nguyên Đài Chân Nhân tiến ra đứng giữa Thiên Cung mà tấu rằng: Chư vị Chân Nhân trên cõi Trời tùy chức vụ và bản phận đã thống kê được hơn 260 cuốn Đại Kinh. Nhưng chỉ có Kinh này là tinh túy trong hết thảy Ngọc Kinh, kinh này khó gặp khó nghe, gôm thâu hết thảy diệu lý đạo mầu, tuy chỉ hơn 300 chữ nhưng phải nên thường tụng. Nếu có kẻ tâm hướng với Đại Đạo, đối với Ngọc Kinh sinh tâm kính tín nên phát đại nguyện, ngày qua tháng lại giữ vững chí nguyện mà cần cù tụng đọc, lâu dài bên trong thì tinh huyết nội ngưng, Hình – Thần hòa hợp, bên ngoài tà ma ẩn lui, nhị khí giao hòa, Thần cùng Ngọc Thư tương đồng, thân xác nhẹ nhàng, lần lần Thần Khí tương hợp, Thần ngưng thành thể, Tinh tụ thành chất(1), Thần này chẳng phải cái Thần có thể thấy được, Tinh này cũng chẳng phải cái Tinh hữu hình, chính Thần trong Thần, Tinh trong Tinh, hết thảy các chấp tướng của kẻ phàm phu chẳng phải cái ta muốn nói tới(2). Cẩn thận mà hành trì, y phép tắc đây mà tu hành. Kinh này chí diệu chẳng thể nghĩ bàn, nếu gia đình nhà nào có cất chứa kinh này, từ 12 năm đến 24 năm, tự nhiên có thần lực của chư Thánh gia trì theo, dần dần nghiệp tiêu phước tới, Thiên vận gia trì, gia trạch an khang.
Nguyên Thủy Bảo Mệnh Thiên Quân Thái Thượng Tả Đài Thần Hầu Chân Quân viết: Kinh này bên trong có giấu mật chú, ta chẳng dám tự tiện dấu diếm. Xưa kia Đức nguyên Thủy Thiên Tôn tại cõi trời Thủy Thanh Thiên thuyết Đại Phạm Chân Âm phổ hóa vạn linh.
Thần chú rằng:
Úm(3) Nguyên Thủy Sinh Thiên, Nguyên Thủy Sinh Địa, Úm Nguyên Thủy Sinh Nhân, Tam Tài Bị Vị, Vạn Vật Phân Vân, Nhân Bất Bảo Sinh, Hóa Vi Âm Thần, Thần Khí Bất Toàn, Lưu Vi Hạ Quỷ, Úm Hạ Quỷ Văn Ngã Ngọc Âm, Quỷ Hình Tức Diệt, Xá Bỉ Quỷ Hình, Sinh Ngã Thiên Trạch, Úm Nhân Đạo Văn Ngã Ngọc Âm, Đốn Xá Nhân Nghiệp, Trường Sinh Thần Tiên, Dữ Thiên Địa Đồng Thọ, Dữ Nhật Nguyệt Hợp Minh, Nhất Thân Bị Phúc, Thất Tổ Mông Vinh, Ký Độ Thất Tổ Thân Kiếp Ngọc Thanh, Úm Thiên Đạo Văn Ngã Ngọc Âm, Thiên Túc Đốn Tăng, Túc Nghiệp Vĩnh Tận, Bất Trụy Hạ Thiên, Thường Cư Ngọc Thanh, Cấp Cấp Nhất Như Nguyên Thủy Thượng Đế Nghiêm Lai, Nhị Giáo Hợp Nhất Úm, Cấp Cấp Nhất Như Thanh Tịnh Pháp Thân Tì Lư Già Na Đại Thánh Chủ Lai.
Chú này tên Hỗn Nguyên Kiếp Nhất Phổ Độ Vạn Linh Thần Chú, Chú này là Tổ của hết thảy các loại Thần chú, là nhất khí chi tông, Úm là thế giới chủng chân chi khí(4), chú này trừ hết thảy tà chướng, thành tựu hết thảy các công đức, chú năng sinh Thiên sinh Địa, dưỡng dục quần phẩm, tăng phước cùng huệ, tiêu tai giải ách trường thọ, giải thoát ác duyên nghiệp chướng đã gây kết trong nhiều đời, lại khéo sinh phúc ấm tổ tiên cùng con cháu. Kẻ năng tụng trì chú này lâu dài khiến Hình Thần đều diệu, nhất khí câu thanh, dần dần nhập vào vô vi diệu đạo, tánh tình nhu nhuyễn Đức hạnh cao thăng, cùng Đạo hợp minh, khiến vạn Thần kính lễ, đàn Ma lui tránh. Kinh này nên thường tụng, không gì không độ được.
*Chú Thích:
-Diệu nghĩa của kinh này nằm trong 384 từ được viết theo thể 4-4 ở đầu kinh. Một phần vì khó dịch do nội dung được viết theo dạng kệ văn, một phần cũng là để dễ tụng nên người dịch giữ nguyên âm Hán-Việt.
1. Thần ngưng thành thể, Tinh tụ thành chất. ý ở đây là Thần ngưng thành Anh ngự trên thượng đan điền. Tinh tụ thành nội đan ngự dưới hạ đan điền. Tại sao tụng kinh mà thành Anh thành Đan được? Như Kinh “Đại Vũ Long Vương” có nói: hết thảy các Thánh Điển dù lớn hay nhỏ đều có Thần lực của chư Thánh gia trì. Hết thảy đều là cả một quá trình chẳng phải tự nhiên mà có. Nói nhiều thì thành sai, mong độc giả kính tin y giáo phụng hành, chớ có nghi ngờ.
2. Phần này thích nghĩa cho câu trên.
3. Úm hay Um Om. Trong đạo Bà-La-Môn và Phật giáo đều có âm Um, Đạo giáo cũng có âm Um là vì sao? Thật ra âm Um này chả của riêng một đạo nào, như trong truyền thuyết của đạo Bà-La-Môn thì thủa ban sơ khi vũ trụ chỉ là một cõi trỗng không. Một ngày, bỗng từ nơi sâu xa trong vũ trụ bỗng vang rền một âm thanh. Đó là âm Um-Om, khi âm Um xuất hiện thì Trời Đất cũng thành hình, cũng có thể nói là khi Trời Đất thành hình thì vang lên âm Um. Ba âm tiết cơ bản Om Ah Hum vốn là những âm ba của Vũ Trụ.
4. Chủng chân chi khí, dịch giả cũng không rõ là khí gì nên để nguyên văn.
Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2020
Bản sơ dịch
Bút danh: Đạo Xán.
http://daogiao.com/vnt_upload/download/10_2022/cuu-quang-chan-kinh.pdf