Tên Kinh: 高上玉皇胎息经. Cao Thượng Ngọc Hoàng Thai Tức Kinh, cũng tên là “Thai Tức Kinh”. Không rõ người soạn, 1 quyển. Bản thảo gốc xuất xứ từ “Chính Thống Đạo Tạng” Động Chân Bộ, bản văn loại. Tham khảo thêm bản “Vân Hạ Thất Thiêm”.
Việt dịch: Đạo Xán.
Ngọc Hoàng Thiên Tôn nói: Thai(1) từ phục(2) khí mà kết ra, từ hơi trong thai lại sinh ra cái khí(3). Khí nhập thân gọi là sinh, Thần đi rời Hình gọi là tử. Kẻ rõ cái Đạo của Thần cùng Khí có thể Trường sanh, cho nên nên tâm thường thủ vào Hư Vô để dưỡng Thần Khí. Thần hành tức Khí hành, Thần ở thì Khí ở. Như muốn Trường sanh, Thần Khí thường tĩnh chẳng nên động. Tâm không động niệm, chẳng hôm qua chẳng hôm nay, chẳng trước cũng chẳng sau(4), không ra cũng không vào, tự nhiên thường tĩnh tại(5). Như phép tắc đó, cần cù mà Tu hành, chính là Chân Đạo lộ.
CHÚ THÍCH:
1. Thai: tức Nội đan, Kim đan.
2. Phục khí: phương pháp dẫn khí, điều hơi thở về đan điền.
3. Khí : khí đoạn này không phải chỉ hơi thở hay không khí, mà ý nói nội khí, đan khí khí sinh ra từ thai.
4. Kẻ tĩnh tọa thường mắc vào lỗi để tâm lăng xăng, nghĩ trước nghĩ sau, chuyện hôm qua hôm nay nên đoạn này dạy người gạt bỏ tạp niệm.
5. “Tự nhiên thường tĩnh tại”: ngoài lỗi để tâm lăng xăng, người tu tĩnh tọa cũng gặp lỗi kiềm tâm quá mức, cố giữ cho tâm không suy nghĩ gì, vì còn có “cố” nên còn có tác ý. Chỉ khi tâm để bình hành, trung trực, mới được gọi là “Tự nhiên thường tĩnh tại”.
PDF: mediafire
http://daogiao.com/vnt_upload/download/10_2022/Cao_ThYYng_NgYc_Hoang_Thai_TYc_Kinh.pdf