Thiếp Đào Phù

Chủ nhật, 16/10/2022 17:33

Đào phù là một nét văn hóa truyền thống dân gian lâu đời. Người xưa khi vào dịp tiễn năm cũ chào đón năm mới, viết trên tấm thẻ gỗ đào tên của 2 vị thần là Thần Đồ và Uất Lũy, hoặc vẽ hình ảnh của 2 vị thần lên trên giấy và treo lên cửa nhà nhằm cầu may mắn, giải trừ di những tai họa, hơn vậy người xưa cho rằng gỗ đào có tác dụng át tà khu quỷ. Đây cũng chính là tập tục tạo tác đào phù sớm nhất và đầu tiên.

Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa

thep-dao-phu

Tại sao gọi là Đào phù?
Một là, người xưa dùng 2 miếng gỗ Đào hoặc giấy vẽ tên của 2 vị thần Thần Đồ và Uất Lũy, viết lên trên cửa, dùng để tị tà. Người xưa thấy rằng dùng gỗ Đào hoặc giấy tương đương với tượng của môn thần.
Hai là, người đời sau thường dùng Đào phù để chỉ Môn thần hoặc Huy xuân (Chỉ lệnh mùa xuân).

Căn cứ vào các ghi chép chúng ta thấy:
Một là từ thời xa xưa, trên cổng đã có gắn 2 tấm gỗ đào hoặc giấy viết chữ Thần Trà, Uất Lũy hoặc họa tượng Thần Trà, Uất Lũy trên đó, nhằm tác dụng áp tà.
Thời Nam Triều nhà Lương, Tông Lâm trong Kinh Sở Tuế Thời Ký có ghi: Tháng giêng mùng 1 …thiếp họa hình con gà trên cánh cửa, dùng dây mà treo, cài đào phù bên cạnh, khiến cho bách quỷ khiếp sợ.
Thời Đường, Vy Hoàng trong Tặng Tẩu có bài thơ rằng:
“Án độc khả thân tiết mục
Đào phù tuy thánh dục hà vi”.

Thời Nguyên, Cốc Tử Kính trong Thành Nam Liễu có đề rằng: Cây đào cưa lấy gỗ làm Đào phù, đóng ở trên cửa nó có thể thay ta quản lý môn hộ.

Thời Thanh, Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng chương 5 hồi 3 có nói: Trong 2 phủ đều cho đổi môn thần, liên đối, quải bài, làm mới đào phù, mọi thứ đều mới mẻ sáng sửa rực rỡ.
Trong Ấu Học Quỳnh Lâm có nói rằng:
“Bạo chúc nhất thanh trừ cựu
Đào phù vạn hộ canh tân”.

Hai là, vào thời Ngũ Đại, những câu đối được viết trên ván gỗ đào và sau đó được viết trên giấy, người ta gọi đó là Xuân liên.
Thời Tống, Mạnh Nguyên Lão trong Đông Kinh Mộng Hoa Lục Thập Nhị Nguyệt có nói: Gần đến năm mới, khắp nơi đều khắc ấn hoặc mua tranh môn thần, Chung Quỳ, Đào bản, Đào phù, hay là Tài môn Độn Lư, Hồi đầu lộc mã, Thiên hành thiếp tử.

Lịch sử phát triển của Đào phù: 

Thời Đông Hán, Ứng Thiệu trong Phong Tục Thông Nghĩa nói về Hoàng Đế Thư gọi thời kỳ này là Thượng cổ, ghi rằng: Thời Thượng cổ có 2 anh em tên là Đồ và Uất, sống dưới gốc cây Đào, dưới núi Độ Sóc Sơn, có hàng trăm yêu ma quỷ quái, dựa theo cách tết hình lá cỏ tạo thành dây thừng, vẽ hình hổ, để hổ tróc lã bắt các loài tà quỷ đó. Vì vậy huyện quan vào đêm giao thừa yêu cầu người người treo dây tết cỏ và vẽ hình hổ trên cửa để tị tà, thấy vô cùng hiệu quả.
Đào phù lúc ban đầu chỉ là viết danh tự hoặc là vẽ thần tượng, sau dần biến thành vẽ viết những từ ngôn ngữ cát tường, và sau đóhình thành và phát triển đối ngẫu thi cú. Đây chính là đối liên sơ khai trước khi nghề làm giấy ra đời. Đồng thời nó cũng cho chúng ta thấy rằng vào thời Đông Hán phong tục treo Đào phù vào mùa xuân đã được thịnh hành.

Tượng Môn thần có nguồn gốc từ Đào phù. Căn cứ vào Hậu Hán Thư- Lễ Nghĩa Chí có nói: Đào phù dài 6 thốn rộng 3 thốn, trên tấm gỗ đào viết danh tự của 2 vị thần là Thần Đồ và Uất Lũy. Vào mùng 1 tháng Giêng treo Đào phù lên cửa gọi là Tiên mộc, khiến cho bách quỷ phải khiếp sợ.
Cho đến nhà Thanh trong Yến Kinh Thời Tuế Kí có nói: Xuân liên cũng chính là Đào phù vậy.
Đến thời Ngũ Đại, Đào phù mới bắt đầu manh nha hình thành đối liễn, thay thế cho danh tự của Thần Trà và Uất Lũy, mọi người thường viết những ngôn từ cát lợi lên trên đó.
Thời Tống Thái Tổ niên hiệu Càn Đức năm thứ 2, Hậu Thục quận chúa Mạnh Xưởng ra lệnh cho học sĩ Hạnh Dần Tốn viết những từ tốt đẹp trên Đào phù vào đêm giao thừa, Thục Chúa không vừa ý với những đề từ của học sĩ, nên đã viết “Tân niên nạp dư khánh, gia tiết hiệu trường xuân”. Đề từ của Mạnh Xưởng đã cải biến nội dụng và tính chất của Đào phù trong truyền thuyết, biến Đào phù vốn từ những tấm gỗ Đào dùng để khu quỷ nay đã biến thành một văn thể liên ngữ đặc thù. Có một số người cho rằng Đề từ của Mạnh Xưởng là bộ Xuân liên đầu tiên.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương dựng đô ở Nam Kinh, để chào mừng ngày khai quốc lập nghiệp, trong đêm giao thừa truyền chỉ cho các công khanh sĩ thứ nhà nhà đều phải dán trước cổng một bộ Xuân liên. Tục biến đề Đào phù thành Xuân liên đã dần trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay. Net đẹp văn hóa đã được thực hiện ngay trong 1 đêm bởi những người từ quan đình hào môn cho tới bách tính môn hộ và giờ đây nó trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu được trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Và để rồi vào sáng sớm ngày hôm sau, ngày đầu tiên của năm mới, Chu Nguyên Chương vi phục xuất hành, di dạo trên các con phố và các ngõ hẻm, kiểm tra và khen thưởng những Xuân liễn. Khi đi kiểm tra, ông phát hiện ra rằng chỉ có một người bán thịt là không có Xuân liễn vì không có tiền để mua giấy, ông liền ra lệnh cho người thân tín đi lấy giấy và mực, viết câu đối cho người bán thịt, ông viết rằng: “Song thủ phách khai sinh tử lộ, nhất đao trảm đoạn thị phi căn”.
Mối quan hệ giữa Đào phù và Xuân liên.
Vương An Thạch trong Nguyên Nhật có bài thơ rằng:
“Bạo trúc thanh trung nhất tuế trừ
Xuân phong tống hoãn nhập đồ tô
Thiền môn vạn hộ đồng đồng nhật
Tổng bả tân đào hoán cựu phù.”
Nghĩa là:
Pháo trúc kêu vang hết 1 năm,
Uống rượu đồ tô đón mừng xuân,
Hỡi xuân nồng hậu muôn nhà sáng,
Thả đào tống cựu đón bình an.

Thi nhân miêu tả khung cảnh thanh bình với làn gió xuân, nắng xuân đang chan chứa khắp mọi nơi, hàng nghìn gia đình đang đốt pháo đón xuân, sum họp gia đình, uống rượu Đồ Tô, thay bùa đào cũ trên cửa bằng phù đào mới. Vào thời Tống Phù Đào đã được thay thế bằng giấy gọi là Xuân liên hoặc Xuân thiết chỉ.

Vẽ tranh môn thần cũng có nguồn gốc từ Phù đào, từ xa xưa người ta có quan niệm gỗ Đào có tác dụng tị tà, Trang tử từng miêu tả cành đào đặt trong nhà, ngay cả tro bụi của nó. Con trai vào thì không sợ, nhưng ma quỷ thì sợ. Cành đào nho nhỏ nhưng ẩn chứa công hiệu thần kì. Trong Kinh Sở Tuế Thời Kí có ghi: Tấm gỗ đào làm cho các hộ gia đình, ấy là thứ gỗ tiên. Cành đào nhỏ ở trên cửa của mỗi gia đình dần dần đã biến thành tấm gỗ đào. Lúc ban đầu chỉ là vẽ tên hoặc hình tượng của Thần Trà, Uất Lũy, được treo ở cửa ra vào, có công hiệu cầu phúc, tị họa. Sau đó dần dần viết những ngôn từ tốt lành lên trên đó.
Giao thừa năm 964 là một giao thừa đáng nhớ trong lịch sử. Hậu Thục Hoàng Đế Mạnh Xưởng đã lệnh cho các vị học sĩ đề tự lên tấm gỗ đào treo lên phòng ngủ của mình, học sĩ không giám lơ là, khắc xong trong chốc lát, Mạnh Xưởng không vừa lòng liến dùng bút tự viết câu thơ gọn gàng lại mang điều tốt lành chan chứa hơi xuân.

Thời Bắc Tống trong Tuế Thời Tạp Kí có nói: Đối liên có 2 hình thức, một là viết Thần Trà bên trái, Uất Lũy bên phải, hai là viết những lời cầu chúc tốt đẹp. Đến thời Minh, nó được thay thế bằng giấy gọi là Xuân thiếp, khác với Đào phù, Xuân liên đã trở thành một phong tục nghênh xuân đón tết. Căn cứ vào các ghi chép đời sau, các đối liên có sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đến thời nhà Thanh, Xuân liên đã có một tầm cao mới với nhiều loại hình như Môn tâm, Hoành phê, Khuông đối, Đẩu cân, Xuân điều…

Môn tâm được gắn vào trung tâm phía trên của cửa, hoành phê được gắn và giữa xà cửa, khuông đối được dán ở 2 bên trái phải của cửa, ngoài ra còn rất nhiều kiểu khác nhau. Kể từ khi Xuân liên ra đời, nó đã lấy nguồn dinh dưỡng tươi mới trong mảnh đất thơ ca mầu mỡ sâu thẳm, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên những bông hoa độc đáo và rực rỡ, duy trì những nét đặc trưng riêng của dân tộc. Đặc điểm đáng chú ý nhất của nó là nó có tính tương đối với nhau. Đào phù ban đầu được dùng để xua đổi tà ma.
Tương truyền trong truyền thuyết được ghi chép trong Sơn Hải Kinh có một thế giới quỷ vực, chính giữa có một ngọn núi, trên ngọn núicó một cây đào lướn bao phủ hơn 3000 dặm, trên ngọn cây có 1 con gà trống vàng. Nghe nói mỗi khi nghe gà trống gáy sáng, những hồn ma đi lang thang sẽ bị đuổi về quỷ vực. Cổng của quỷ vực nằm ở phía Đông Bắc của cây đào, có 2 vị thần đứng canh cổng tên là Thần Trà và Uất Lũy. Nếu ma quỷ làm việc gì có hại vào ban đêm, Thần Trà Uất Lũy lập tức sẽ tìmbắt nó, dùng dây thừng bện bằng cây sậy đem buộc lại cho hổ ăn. Vì vậy tất cả các loài ma quỷ trong thiên hạ khi nghe thấy Thần Trà Uất Lũy đều kinh sợ, do đó người ta đã chạm khắc hình dáng của Thần Trà Uất Lũy lên gỗ đào và treo chúng trước cửa nhà nằm xua đuổi tà ma. Sau này người ta chỉ khắc tên của Thần Trà Uất Lũy lên tấm gỗ và tin rằng làm như vậy cũng sẽ xua đuổi được ma quỷ. Tấm gỗ đào này về sau được gọi là Đào phù.

Thời gian thay đổi từ Đào phù biến thành Đối liên.
Đến thời nhà Tống người ta bắt đầu viết Đối liên trên tấm gỗ đào, một là không làm mất đi ý nghĩa của việc trấn tà bằng gỗ đào, hai là bày tỏ tâm nguyện tốt lành của họ và trang trí nhà cửa. Ngoài ra các câu đối còn được trên giấy đỏ, được tượng trưng cho niềm vui và điềm lành, được dán vào 2 bên cửa ra vào trong ngày xuân để thể hiện mong muốn phúc vận sẽ đến trong năm mới. Từ hàng ngàn năm nay, việc viết bằng bút lông trên giấy đỏ những lời cầu nguyện của các bô lão trong làng xã đến lời chúc phúc của người người nhà nhà từ thành thị đến nông thôn, hình thức của đối liễn tết không ngừng phát triển và nội dung cũng vậy. Phù đào- xuân liên đã phát triển cùng thời đại không thể tách rời cội nguồn lại mang hương vị của năm tháng, và là báu vật vĩnh hằng ngấm vào trong xương máu người dân.

Ý kiến bạn đọc